Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch

Dự án đường ven sông Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch vẫn chưa được xây dựng, trong khi các tòa nhà cao tầng, dãy biệt thự đã xuất hiện, làm thay đổi diện mạo đô thị khu vực.
Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 1.

Theo quy hoạch được UBND TP HCM phê duyệt năm 2013, khu trung tâm TP rộng 930 ha bao gồm một phần các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh. Hiện trạng khu trung tâm này là khu vực tập trung các dự án đầu tư, xây dựng công trình công cộng cấp TP, các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch và nhà ở quy mô lớn.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 2.

. Minh họa: Minh Hồng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 3.

Trước đây, trung tâm chỉ gói gọn trong quận 1 và 3 và được chia thành 5 vùng đặc thù với các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, định hướng quy hoạch và cải tạo đô thị khác nhau với quy mô dân số dự kiến 273.000 người. Tháng 7/2016, UBND TP chấp thuận đề nghị của Sở Qui hoạch - Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP 930 ha.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 4.

Khu trung tâm TP 930 ha được giới hạn bởi các tuyến đường cầu Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành - sông Sài Gòn.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 5.

Dự án đường ven sông Sài Gòn bắt đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kĩ thuật chung của khu vực và không ảnh hưởng đến tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 6.

Sau khi xây dựng tuyến đường ven sông, khu vực này sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu, thường xuyên bị kẹt xe vào giờ cao điểm; các chủ đầu tư có dự án tiếp giáp với tuyến đường này sẽ được hưởng lợi sau đầu tư hạ tầng kĩ thuật.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 7.

Thời điểm hiện tại, khu vực bên sông đoạn tiếp giáp đường Tôn Đức Thắng, ngoài hạng mục nhà ga Ba Son của tuyến metro số 1 đang thi công, dự án cầu Thủ Thiêm 2 kết nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đang được xây dựng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 8.

Kinh phí được TP chấp nhận theo đề nghị của chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn). Phần còn lại của tuyến đường sẽ do ngân sách thành phố chi trả.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 9.

Hiện tại, chủ đầu tư dự án đang chuyển đổi công năng toàn bộ cầu tàu Ba Son hiện hữu thành bến thủy để tàu khách nước ngoài, du thuyền, phương tiện thủy nội địa ra vào, neo đậu, đưa rước khách du lịch.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 10.

Tuyến đường ven sông sẽ chạy qua khu vực hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tiếp giáp sông Sài Gòn thuộc quận 1 và Bình Thạnh. Sau 3 năm thay đổi quy hoạch, hiện trạng tuyến đường mới chỉ có các dự án thương mại đã và đang được xây dựng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 11.

Một đoạn dài hiện hữu công trình thể thao, trụ sở văn phòng nằm trên mép sông kéo dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tới dạ cầu Thủ Thiêm.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 12.

Theo các quyết định của UBND TP ban hành Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TP thì sông Sài Gòn là sông cấp 2, hành lang bờ sông rộng 50 m.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 13.

Quy hoạch xây dựng trên không gian dọc bờ sông Sài Gòn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ có chức năng cây xanh, đường giao thông và các công trình hạ tầng kĩ thuật.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 14.

Tuyến đường sẽ chạy qua dưới dạ cầu Thủ Thiêm đang hiện hữu với giới hạn hành lang bờ sông và chiều cao phù hợp cho nhiều loại xe lưu thông.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 15.

Cũng theo định hướng quy hoạch, các khu vực tiếp giáp với hành lang bảo vệ bờ sông là khu dân cư và các chức năng công cộng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 16.

Một đoạn hành lang bờ sông bên cầu Thủ Thiêm lâu nay trở nên nhếch nhác khi đơn vị thi công đặt cổng vào, tập kết vật liệu, máy móc... của một công trình nhà cao tầng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 17.

Đây cũng là khu vực đặt máy bơm khổng lồ trị giá hơn 156 tỷ đồng, nhằm chống ngập cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Công trình được lắp đặt từ năm 2017, nằm trong khu biệt thự Sài Gòn Pearl, sát mép sông Sài Gòn được xây bờ kè, tạo công viên cây xanh bên hành lang bờ sông.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 18.

Điểm cuối của tuyến đường ven sông sẽ chạy dưới dạ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) kết nối vào đường Điện Biên Phủ. Giao thông khu vực này ngoài tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vào trung tâm TP bắt đầu từ dạ cầu, một đoạn đường khác ra vào khu đô thị Vinhomes Central Park cũng đã được chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 19.

Đoạn đường 4 làn chạy giữa những tòa nhà cao tầng, dãy biệt thự đắt tiền, cách bờ sông hàng trăm mét này hiện chủ yếu phục vụ cư dân khu đô thị.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 20.

Chỉ sau một thời gian ngắn, diện mạo đô thị khu vực này thay đổi nhanh chóng với hàng loạt công trình cao tầng, biệt thư mọc lên dày đặc, ngày càng gây áp lực giao thông lớn cho các tuyến đường liên quan.

Đường ven sông trung tâm Sài Gòn sau 3 năm thay đổi qui hoạch - Ảnh 21.

Cũng theo quy hoạch khu trung tâm TP 930 ha, đường Tôn Đức Thắng và công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ Tây sông Sài Gòn. Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện, đường giao thông được ngầm hóa.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.