Những ngày qua, câu chuyện về thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cứ đều đặn hàng sáng và mỗi buổi chiều muộn đều đứng ở cổng trường vẫy tay chào/đón các em học sinh tới trường và ra về khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đặc biệt, là các em học trò đang học dưới mái trường này cũng như nhiều bậc phụ huynh.
Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ. |
Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ: "Đây là thói quen của tôi nhiều năm nay. Hàng ngày nếu không vướng bận công việc hay họp hành gì, tôi đều ra cổng trường đứng đón các em học sinh đến trường hay chào các em trước khi ra về. Thông qua việc làm nhỏ này, tôi muốn tạo cho các em học sinh cảm giác thân thiện, gần gũi và cũng động viên các em sau một ngày học tập vất vả trên lớp.
Ở lứa tuổi học trò tất nhiên vẫn còn một số ít em khi tôi chào như vậy mà các em vẫn vô tình hoặc hữu ý lướt qua thầy mà 'quên' chưa chào lại, tôi cũng cảm thấy hơi buồn. Tuy nhiên, trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, tôi cũng luôn quán triệt các em rèn luyện ý thức tự giác của mình. Thấy các em thay đổi từng ngày, tôi cũng thấy vui mừng".
Là một chuyên gia nghiên cứu về tâm lý giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc làm này của thầy Nguyễn Quốc Bình cũng rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, ông Tùng Lâm cũng nhấn mạnh thêm: "Tất cả những hành động, việc làm tạo ra sự gần gũi, thân thiện với học trò đều rất đáng hoan nghênh. Mỗi người sẽ có những cách ứng xử, một cách thể hiện sao cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của riêng mình chứ không thể có một mẫu số chung nào đó cho câu chuyện này cả.
Thầy trò cùng vui vẻ chào nhau trong khi ra về tạo cảm giác thân thiện. Ảnh: Đình Tuệ. |
Đơn cử như việc một vị lãnh đạo trường nào đó thường xuyên đứng ở cổng trường lúc học sinh tan để kiểm tra, hỏi han các em học sinh xem hôm nay các em học hành thế nào, đi lại an toàn giao thông ra làm sao... thì chào hỏi với học sinh và các em cũng chào lại, điều này tuy là bình dị nhưng lại rất đáng quý. Nếu như vị nào 'lập được kỷ lục' là sáng/chiều nào cũng đứng ở cổng trường đón/chào học sinh thì cũng là một trong các cách thể hiện của họ.
Điều quan trọng là cách ứng xử và chỉ đạo của thầy Hiệu trưởng có tác động lan tỏa, tác động tới cả đội ngũ các thầy cô giáo trong trường. Nếu tất cả đều thân thiện và gần gũi với học sinh thì còn tuyệt vời hơn nhiều".
Còn theo TS Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên dạy Ngữ văn tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thì nhìn nhận: "Thật ra mỗi một giáo viên đều có một con đường riêng để rút ngắn khoảng cách với gần học sinh nhất. Việc chào đón đầu giờ của thầy hiệu trưởng là đáng trân trọng. Nhưng tôi nghĩ, điều này đôi khi 'hơi phiền' cho cả hai phía!
Tôi nghĩ, các thầy cô nên quan tâm tới hoàn cảnh/ tâm tư/ mong ước... của học trò, tâm sự chân thành, cởi mở để tạo cho học sinh cảm giác tới với thầy cô như với người bạn lớn để chia sẻ... Đó cũng là điều nên làm và cần được nhân rộng".
Bất kể nắng mưa sớm tối, thầy Hiệu trưởng vẫn đứng chào đón học sinh ở cổng trường
Dù nắng mưa hay sớm tối, thầy Hiệu trưởng luôn đứng ở cổng trường để chào/đón các em học sinh cả khi đến trường và ... |