Giá rao bán biệt thự khu Tây Hồ Tây tăng nóng

Ghi nhận của Avision Young trong quý II/2024, thị trường biệt thự thứ cấp khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng. Giá biệt thự tại các dự án như Starlake, Ngoại Giao Đoàn hay Ciputra đều tăng đáng kể.

Ảnh minh họa: Hoàng Huy.

Báo cáo của Avision Young Việt Nam cho thấy, thời gian gần đây nhu cầu về nhà ở liền thổ tại Hà Nội đang tăng cao, song nguồn cung của tại Hà Nội lại khá khan hiếm, chủ yếu tập trung ở các khu vực phía Tây và Đông của thành phố.

Thị trường sơ cấp trong quý II/2024 không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỷ lệ hấp thụ đối với các sản phẩm thấp tầng tại Hà Nội, trung bình vẫn ở mức lần lượt là 4.500 - 6.000 USD/m2 và 50%.

Tuy nhiên, trên thị trường thứ cấp, một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng đáng kể. Tại Khu đô thị Starlake, giá biệt thự ghi nhận mức giá rao bán ở mức 17.000 - 22.400 USD/m2, với diện tích 132 - 300 m2.

Ngay cạnh Starlake, các sản phẩm biệt thự và nhà phố thương mại tại khu Ngoại giao đoàn cũng ghi nhận mức giá tăng cao, dao động 10.200 - 14.700 USD/m2 tùy diện tích và vị trí. Tại khu đô thị Ciputra, biệt thự và nhà liền kề đang được bán với giá 11.000 - 15.900 USD/m2.

Nguồn: Avision Young.

Biệt thự và nhà liền kề thuộc các dự án dọc theo đường vành đai 3 hiện nằm trong số những bất động sản đắt nhất Hà Nội, đặc biệt là các căn biệt thự mặt hồ thuộc dự án Starlake ở Tây Hồ Tây hay Green Bay ở Mễ Trì.

Từ nay đến hết 2024, Avision Young dự báo Hà Nội có thể đón thêm nguồn cung nhà liền thổ từ 3 dự án với quy mô 24,4 ha, gồm 6th Element (quận Tây Hồ); FLC Premier Park (Nam Từ Liêm) và Him Lam Vĩnh Tuy (quận Long Biên, lần lượt ra mắt trong quý III và quý IV.

Xa hơn, nguồn cung tương lai dự kiến của Hà Nội chủ yếu sẽ đến từ hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown (Vingroup) và BRD Smart City (Tập đoàn BRG - Tập đoàn Sumitomo). 

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.