Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 28/1
Giá thép xây dựng hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2 nhân dân tệ, ghi nhận mức 4.690 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 8h10 (giờ Việt Nam).
Tên loại | Kỳ hạn | Ngày 27/1 | Chênh lệch so với giao dịch trước đó |
Giá thép | Giao tháng 5/2022 | 4.690 | +2 |
Giá đồng | Giao tháng 3/2022 | 70.950 | +850 |
Giá kẽm | Giao tháng 3/2022 | 24.805 | +5 |
Giá niken | Giao tháng 3/2022 | 165.890 | +1.100 |
Giá bạc | Giao tháng 6/2022 | 4.907 | -22 |
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Theo Reuters, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc đã tăng hơn 3% vào hôm thứ Tư (26/1) do lo ngại về nguồn cung khi các thương nhân nhận được báo cáo về sự sụt giảm lượng nhập khẩu.
Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã kết thúc phiên tăng 3,4% lên mức 776 nhân dân tệ/tấn, sau khi chạm mức 776,50 nhân dân tệ/tấn trước đó trong phiên.
Tương tự, trong cùng ngày, hợp đồng quặng sắt SZZFH2 giao tháng 3/2022 trên Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM) cũng đã tăng 0,6%, ghi nhận mức 138,10 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 tăng 0,4%, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,2%, trong khi giá thép không gỉ SHSScv1 giảm 0,5%.
Dữ liệu của Công ty tư vấn SteelHome cho thấy, vào hôm thứ Ba (25/1), giá quặng sắt SH-CCN-IRNOR62 62% Fe tiêu chuẩn giao ngay cho Trung Quốc đã tăng lên 138 USD/tấn - mức cao nhất kể từ ngày 7/9.
Hiện tại, thị trường đang có những lo ngại liên quan đến nguồn cung, khiến giá quặng sắt tăng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các nỗ lực nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.
Các nhà phân tích cho biết hiện tượng thời tiết La Nina đã phát triển ở Thái Bình Dương trong năm thứ hai liên tiếp, đồng nghĩa với việc lượng mưa lớn hơn và nhiều xoáy thuận nhiệt đới hơn ở Australia, nơi mùa bão thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
Trong khi đó, Australia là quốc gia chiếm khoảng 60% lượng quặng sắt xuất sang Trung Quốc, còn Brazil là nhà cung cấp lớn thứ hai với thị phần khoảng 20%.
Xem thêm: Giá sắt thép