Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng miếng SJC phục hồi đà tăng

Giá vàng hôm nay đảo chiều tăng sau chuỗi ngày dài giảm. Trên thị trường thế giới, giá vàng duy trì đà giảm và đang ở mức tồi tệ nhất kể từ 11/2016, do các nhà đầu tư cảnh giác trước dữ liệu việc làm sắp tới của Mỹ có thể làm gia tăng lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang nới lỏng mua tài sản của mình.

 Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 2/7

Trong phiên giao dịch ngày 1/7, giá vàng hôm nay đảo chiều tăng tại các cửa hàng kinh doanh.

Cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Trong khi đó, doanh nghiệp Phú Quý tăng 50.000 đồng/lượng (hướng mua) và tăng 100.000 đồng/lượng (hướng bán).

Tại hệ thống PNJ và tập đoàn Doji, giá mua vào và bán ra đứng yên so với phiên giao dịch cuối ngày hôm qua.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,45 triệu đồng/lượng vào giá trần bán ra có ngưỡng 56,92 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng trong hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 150.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 110.000 đồng/lượng và vàng nhẫn 14K tăng 90.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Giá vàng SJC

Ngày 1/7/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,30

56,92

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,30

56,90

+50

+50

Tập đoàn Doji

56,35

56,85

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,45

56,90

+50

+100

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,30

56,85

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,30

56,85

-

-

Vàng nữ trang

99.99% (vàng 24K)

50,60

51,30

+150

+150

75% (vàng 18,K)

36,63

38,63

+110

+110

58,3% (vàng 14K)

28,06

30,06

+90

+90

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 1/7: Điều chỉnh giảm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới giảm trong sáng nay

Mở phiên giao dịch sáng ngày 1/7, giá vàng giao ngay giảm 0,15% xuống còn 1.767 USD/ounce, theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8/2021 cũng điều chỉnh giảm 0,17% xuống mức 1.768 USD/ounce.

Giá vàng trong hôm thứ Tư (30/6) tiến gần đến mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2016, khi các nhà đầu tư cảnh giác trước dữ liệu làm việc sắp tới của Mỹ có thể làm gia tăng lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nới lỏng việc mua tài sản.

Giá vàng miếng đã giảm khoảng 7,7% trong tháng, với giá vàng không sinh lời bị đè nặng bởi sự thay đổi đột ngột của FED. Nhưng chúng đã tăng khoảng 3% trong quý. 

Ông Phillip Streible, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại Blue Line Futures ở Chicago cho biết: “Đồng USD đang tăng giá, S&P 500 đã liên tục tạo ra các mức cao kỷ lục mới”.

Chỉ số USD index tăng thêm 0,2% khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. 

Ngoài ra, các quan chức của FED đã khẳng định lại rằng, họ sẽ tăng lãi suất vào năm 2023 cũng như bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu. 

Streible nói thêm: “Đây là tất cả những điều mà các nhà đầu tư vàng ghét bỏ”.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi biên chế phi nông nghiệp đến hạn của Bộ Lao động Mỹ vào thứ Sáu (2/6), dự kiến sẽ tăng 690.000 việc làm trong tháng 6 so với 559.000 vào hồi tháng 5, theo một cuộc thăm dò được thực hiện bảo Reuters. 

Dữ liệu sau đề xuất từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang rằng, Ngân hàng trung ương Mỹ nên bắt đầu giảm bớt chương trình mua tài sản của mình trong năm nay.  

Morgan Stanley cho biết: “Mặc dù khả năng hoạt động tốt hơn có thể xảy ra, nhưng chúng tôi nhận thấy triển vọng giá bạc tăng trong thị trường vàng giảm là điều hạn chế”.

Morgan Stanley cũng cho biết thêm rằng, họ đang giữ dự báo giá bạc ở mức cố định là 25 USD/ounce cho đến giữa năm 2022. 

Đối với các kim loại quý khác, mức giá biến động trái chiều. Cụ thể, giá bạc tăng 0,7% lên mức 25,91 USD / ounce. Giá palladium tăng 1,1% lên mức 2.708 USD / ounce nhưng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Giá bạch kim giảm 0,6% xuống còn 1.060 USD/ounce và được đặt cho mức giảm hàng tháng và hàng quý lớn nhất kể từ tháng 3/2020.

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.