Giá vàng hôm nay 10/7: Điều chỉnh không quá 50.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng nhẹ tại một số cửa hàng. Giá vàng thế giới đang giao động qunah mức 1.800 USD/ounce khi những lo ngại về biến thể Delta của COVID-19 được bù đắp bởi sự tăng nhẹ của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 11/7

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/7, giá vàng hôm nay không đổi tại nhiều cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc.

Hiện tại, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh chiều mua giảm 50.000 đồng/lượng và giữ nguyên ở chiều bán.

Trong khi đó, Tập đoàn Doji giữ nguyên giá mua và bán cho vàng miếng SJC.

Giá vàng SJC tại doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ niêm yết giá vàng SJC đứng yên ở cả chiều mua và chiều bán so với phiên thứ Sáu (9/7).

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,90 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,52 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang SJC khác trong sáng nay, giá vàng 24K, giá vàng tây 18K và giá vàng 14K không đổi ở cả hai hướng mua bán.

Giá vàng SJC

Ngày 10/7/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,75

57,52

-50

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,75

57,50

-50

-

Tập đoàn Doji

56,75

57,30

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,90

57,30

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,85

57,50

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,85

57,50

-

-

Vàng nữ trang

99.99% (vàng 24K)

50,80

51,50

-

-

75% (vàng 18,K)

36,78

38,78

-

-

58,3% (vàng 14K)

28,18

30,18

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 10/7: Điều chỉnh không quá 50.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới sáng nay

Giá vàng dao động quanh ngưỡng 1.800 USD/ounce vào hôm thứ Sáu (9/7) khi những lo ngại về biến thể Delta của COVID-19 được bù đắp bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhẹ, mặc dù kim loại trú ẩn an toàn vẫn đi đúng hướng trong tuần thứ ba liên tiếp.

Ông Michael Hewson, Nhà phân tích thị trường cấp cao của CMC Markets Anh cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm do hậu quả của việc gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh do biến thể Delta gây ra có thể tích cực đối với vàng. 

Ông Hewson cũng nói thêm: “Về cơ sở kỹ thuật, 1.825 USD/ounce sẽ là một mức khó bẻ gãy, nếu lợi suất tiếp tục phục hồi từ mức thấp mà chúng ta đã thấy trong tuần này thì chúng ta có thể thấy vàng sẽ hướng đến khoảng 1.790 USD/ounce”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cao hơn so với mức thấp nhất trong 4 tháng vào phiên trước đó nhưng đã giảm trong tuần. 

Lợi suất ở mức cao hơn dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn cho việc nắm giữ vàng không sinh lời. 

Trong khi đó, bà Mary Daly, một quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nói với Financial Times rằng, tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số khu vực trên thế giới là mối đe dọa đối với Mỹ và tăng trưởng toàn cầu. 

Bà Daly cũng nói thêm rằng, ngân hàng trung ương cam kết loại bỏ hoàn toàn tình trạng thiếu việc làm.  

Dữ liệu vào hôm thứ Năm (8/7) cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng trong tuần trước. 

Ông Vincent Tie, Giám đốc bán hàng của Silver Bullion tại SIngapore cho biết: “ Các nhà đầu tư có khả năng đang theo dõi liệu vàng có thể đóng cửa trong tuần với giá trên 1.800 USD/ounce hay không. (Nếu không) Các nhà đầu tư có thể sẽ ngừng mua trong ngắn hạn vì họ kỳ vọng giá sẽ thấp hơn trong tương lai”.

Đối với những kim loại quý khác, mức giá có biến động trái chiều. Cụ thể, giá bạc tăng 0,4% lên mốc 26,01 USD/ounce nhưng đã giảm trong tuần sau khi tăng trong hai đêm trước đó. Giá palladium giảm 0,1% xuống còn 2.802 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim tăng 1,2% lên mốc 1.088 USD/ounce, theo Reuters.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.