Xem thêm: Giá vàng hôm nay 13/6
Trong tuần qua, giá vàng trong nước liên tục tăng giảm. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 450.000 đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 6/6, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trên cả nước giảm không quá 200.000 đồng/lượng.
Vào sáng ngày 7/6, giá vàng SJC tiếp tục giảm thêm từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 8/6, vàng SJC bật tăng trở lại trong khoảng 50.000 - 150.000 đồng/lượng.
Vàng miếng SJC tiếp tục tăng, mức tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (9/6). Đến phiên giao dịch ngày 10/6, giá vàng quay đầu giảm không quá 200.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (11/6), vàng SJC bất ngờ quay đầu tăng 150.000 - 450.000 đồng/lượng.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 69 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 69,70 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.
Giá vàng giảm nhẹ vào hôm thứ Hai (6/6), do đồng USD yếu hơn, với các nhà đầu tư đang theo dõi dữ liệu lạm phát của Mỹ và các cuộc họp của ngân hàng trung ương hàng đầu để làm sáng tỏ lộ trình tăng lãi suất.
Ông Carlo Alberto De Casa, Nhà phân tích thị trường bên ngoài của Kinesis cho biết, đà tăng của vàng bất chấp kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong vài tháng tới dường như khẳng định sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư.
Vào hôm thứ Ba (7/6), giá vàng tăng do nhà đầu tư lo ngại về tác động kinh tế của việc thắt chặt chính sách tích cực của các ngân hàng trung ương lớn, mặc dù mức tăng bị hạn chế do lợi suất kho bạc Mỹ tăng đã hỗ trợ đồng USD.
Giá vàng giảm trở lại vào hôm thứ Tư (8/6) khi đồng USD và lợi suất kho bạc Mỹ tăng trong thời gian chuẩn bị cho kết quả lạm phát cuối cùng trước cuộc họp chính sách tháng này của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Ole Hansen, Nhà phân tích của SaxoBank cho biết: “Tâm lý đang khá hoang mang và điều đó đang dẫn đến giao dịch đi ngang này trên thị trường, vàng cần phải vượt qua mức giá 1.870 USD/ounce để có được động lực mới”.
Ông Clifford Bennett, Nhà kinh tế trưởng tại ACY Securities cho biết: “Việc đầu tư vào vàng có thể rất đáng mừng trong vòng 1 đến 2 năm tới”.
Đến phiên giao dịch hôm thứ Năm (9/6), giá vàng giảm trước áp lực do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao khi tâm điểm chuyển sang dữ liệu lạm phát cho kế hoạch tăng lãi suất của Fed sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) báo hiệu một đợt tăng trong tháng 7/2022.
Ông Nitesh Shah, Nhà phân tích tại WisdomTree cho biết: “Có vẻ như ECB đã sẵn sàng tăng lãi suất, nhưng không quá quyết liệt và đó là tâm lý mà thị trường vàng đang lấy đi”.
Giá vàng giảm hơn 1% vào hôm thứ Sáu (10/6) sau khi lạm phát Mỹ tăng vọt làm tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ, thúc đẩy đồng USD và khiến lợi tức trái phiếu cao hơn.
Tuy nhiên, giá vàng “có khả năng phục hồi đáng kể do kỳ vọng tăng (tỷ giá) và thị trường vật chất mềm đi với giá nội địa ở nhiều khu vực đang giảm” trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát có thể vượt quá mức tăng lãi suất, nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024