Giá vàng hôm nay 14/7: Không có nhiều biến động mới

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mới trong sáng nay. Trong khi đó, giá vàng thế giới quay đầu giảm sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng và đồng USD mạnh hơn.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 15/7

Giá vàng hôm nay chủ yếu đứng yên trong phiên giao dịch sáng ngày 14/7.

Tại thời điểm khảo sát vào lúc 8h30, tại tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng miếng SJC đồng loạt đứng yên so với cuối phiên ngày hôm qua (13/7).

Tương tự, tại hệ thống PNJ (Bắc - Nam) giá mua và giá bán cũng đứng yên không đổi.

Trong khi đó, tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,85 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,42 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng tăng nhẹ trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Giá vàng SJC

Ngày 14/7/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,65

57,42

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,65

57,40

+50

+50

Tập đoàn Doji

56,75

57,30

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,85

57,30

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,60

57,35

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,60

57,35

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

50,95

51,65

+50

+50

75% (vàng 18K)

36,89

38,89

+40

+40

58,3% (vàng 14K)

28,26

30,26

+30

+30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 14/7: Không có nhiều biến động mới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới giảm trở lại

Mở phiên giao dịch sáng ngày 14/7, giá vàng giao ngay giảm 0,07% xuống còn 1.805 USD/ounce, theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8/2021 cũng giảm 0,19% về mức 1.806 USD/ounce. 

Giá vàng tăng vọt vào hôm thứ Ba (13/7) sau khi chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng nhiều nhất trong 13 năm vào tháng trước, mặc dù đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này bị giới hạn trong biên độ hẹp. 

CPI của Mỹ được theo dõi chặt chẽ và đã tăng 0,9% trong tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ hồi tháng 6/2008. So với dự báo CPI tổng thể tăng 0,5% của các nhà kinh tế do Reuters thăm dò. 

Các nhà phân tích cho biết, dữ liệu này không có khả năng kích hoạt phản ứng thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại không có lời. 

Ông Jim Wyckoff, Nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết: “Sẽ cần một chuỗi những con số nóng hơn kết quả đo lạm phát để làm kim chỉ nam cho FED. Đồng thời, FED cũng sẽ tính đến các chỉ số về việc làm và tăng trưởng”.

Tuy nhiên, thị trường hiện sẽ để mắt đến phiên điều trần của ông Jerome Powell, Chủ tịch FED trước Quốc hội vào hôm thứ Tư (14/7) và thứ Năm (15/7) để biết thêm bất kỳ gợi ý nào về việc ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ giảm bớt việc mua tài sản. 

Ông Fawad Razaqzada, Chuyên gia phân tích của ThinkMarkets cho biết: “Với việc chi phí vận tải và giá dầu tiếp tục tăng, có nguy cơ lạm phát vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn so với dự kiến của FED”.

Ông cũng nói thêm: “Nếu xu hướng lạm phát hiện tại tiếp tục thì chắc chắn ngân hàng trung ương sẽ phản ứng sớm hơn”.

Chỉ số USD index tăng 0,4% so với các đối thủ của nó, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. 

Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,6% xuống còn 26,03 USD/ounce. Giá palladium giảm 0,6% xuống mức 2.838 USD/ounce và giá bạch kim giảm 0,5% về mức 1.119 USD/ounce.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.