Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua
Ghi nhận trong tuần qua cho thấy, giá vàng trong nước liên tục biến động.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/4, giá vàng SJC tại các hệ thống cửa hàng giảm khoảng 100.000 - 500.000 đồng/lượng, niêm yết quanh mức 79 - 81,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vào hôm thứ Ba (9/4), giá vàng SJC đảo chiều tăng 100.000 - 400.000 đồng/lượng theo hai chiều mua - bán, lên ngưỡng 79,9 - 82,62 triệu đồng/lượng.
Sang ngày thứ Tư (10/4), vàng miếng SJC lại xoay chiều giảm nhẹ, xuống còn khoảng 81,9 - 84,6 triệu đồng/lượng.
Phiên sáng ngày thứ Năm (11/4), giá vàng giảm thêm 200.000 - 600.000 đồng/lượng, xuống chỉ còn 84,1 - 84,22 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Sáng thứ Sáu ngày 12/4, giá vàng SJC mua vào - bán ra bất ngờ quay đầu tăng khoảng 300.000 - 700.000 đồng/lượng, lên ngưỡng 82,2 - 84,72 triệu đồng/lượng.
Đến 11h30 trưa ngày 12/4, giá vàng tiếp tục tăng phá vỡ mọi kỷ lục, chính thức lập đỉnh cao mới 85 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch hôm thứ Bảy (13/4), giá vàng miếng SJC đột ngột đảo chiều giảm mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng sau khi lập kỷ lục mới, xuống còn 81,2 - 83,72 triệu đồng/lượng.
Dù vậy, tính chung tuần, giá vàng miếng trong nước vẫn tăng tới 1,82 - 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/4, giá vàng đạt mức cao kỷ lục lần thứ bảy liên tiếp nhờ được thúc đẩy bởi hoạt động mua hàng của ngân hàng trung ương và căng thẳng địa chính trị.
Theo ông Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities mặc dù thị trường đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 bất chấp dữ liệu kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu các dữ liệu tới đây tiếp tục cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh mẽ, điều đó có thể khiến Fed không vội cắt giảm lãi suất và vàng sẽ không thể duy trì mức tăng.
Vào hôm thứ Ba (9/4), giá vàng nối dài đà tăng kỷ lục nhờ lực mua trú ẩn an toàn và rủi ro địa chính trị, trong khi thị trường đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách của Fed và dữ liệu lạm phát của Mỹ để biết rõ hơn về lộ trình hạ lãi suất của Mỹ.
Ông Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: “Đà mua kỹ thuật sẽ tiếp tục trên thị trường vàng trừ khi dữ liệu CPI nóng hơn nhiều so với dự kiến. Báo cáo lạm phát thấp hơn có thể đưa giá vàng lên mức 2.400 USD/ounce”.
Tại phiên giao dịch ngày thứ Tư (10/4), giá vàng trượt khỏi mức cao kỷ lục do đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng sau khi lạm phát tăng nóng hơn dự kiến làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm của Mỹ.
Ông Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: “Vàng sụt giảm là do dữ liệu việc làm mạnh mẽ và chỉ số CPI tăng cao đang cản trở kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed.”
Vào hôm thứ Năm (11/4), giá vàng thế giới tăng hơn 1% sau khi dữ liệu giá sản xuất (PPI) của Mỹ yếu hơn dự kiến, làm tăng hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay. Bên cạnh đó, những lo ngại về địa chính trị dai dẳng càng làm tăng thêm sự tỏa sáng của kim loại quý.
Theo ông David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, dữ liệu PPI thấp hơn một chút so với dự kiến đã giúp duy trì hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm và điều đó đã kích hoạt đà tăng của vàng.
Sang phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/4), giá vàng giảm trở lại sau khi tăng trên 2.400 USD/ounce nhưng vẫn xác lập tuần tăng thứ 4 liên tiếp do căng thẳng gia tăng ở Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm nơi ẩn náu vào các tài sản trú ẩn an toàn.
Chuyên gia phân tích Jim Wyckoff của Kitco Metals cho rằng, biến động của vàng trong phiên giao dịch cuối của tuần đã chứng minh sức mạnh của vàng. Theo đó, bất chấp đồng USD và lợi suất trái phiếu đi lên nhưng giá vàng vẫn tăng mạnh - điều này cho thấy nhu cầu trú ẩn an toàn mạnh mẽ.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024