Xem thêm: Giá vàng hôm nay 15/8
Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động trái chiều. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 250.000 đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 8/8, Tập đoàn Doji điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng.
Vào sáng ngày 9/8, giá vàng SJC quay đầu tăng không quá 250.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh trên cả nước. Trong phiên giao dịch ngày 10/8, vàng SJC quay đầu giảm 100.000 đồng/lượng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý.
Vàng miếng SJC chủ yếu đi ngang trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (11/8). Đến phiên giao dịch ngày 12/8, giá vàng giảm 50.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (13/8), vàng SJC tăng trở lại 100.000 - 150.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,45 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,45 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.
Giá vàng đã bứt phá cao hơn vào hôm thứ Hai (8/8) khi đồng USD và lợi tức kho bạc giảm, tập trung vào con số lạm phát của Mỹ trong tuần này có thể ảnh hưởng đến đợt tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Han Tan, Nhà phân tích thị trường trưởng tại Exinity cho biết: “Đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đang giảm nhẹ vào đầu tuần, sau bước nhảy vọt hôm thứ Sáu (5/8) sau khi bản in bảng lương phi nông nghiệp giảm sút”.
Vàng được củng cố giá trong một biên độ hẹp vào hôm thứ Ba (9/8), được thúc đẩy bởi đồng USD mềm hơn nhưng bị kìm hãm do các nhà đầu tư hạn chế đặt cược lớn cho đến khi công bố dữ liệu lạm phát của Mỹ dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng lãi suất.
Ông Rupert Rowling, Nhà phân tích thị trường tại Kinesis Money cho biết: “Vàng đang trải qua một giai đoạn thú vị mà thị trường đang cố gắng đánh giá đâu là yếu tố chi phối giữa kim loại quý màu vàng và đồng USD”.
Trong phiên giao dịch hôm thứ Tư (10/8), giá vàng tăng sau khi các chỉ số lạm phát tương đối ổn định của Mỹ đã khiến Fed đặt cược rằng Fed có thể không chọn tăng lãi suất mạnh mẽ.
Ông Jim Wyckoff, Nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals cho biết: “Vàng ban đầu có phản ứng giật cục sau dữ liệu lạm phát thấp hơn khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào một Fed ít quyết liệt hơn. Tuy nhiên, sau đó họ nhận ra rằng dữ liệu vẫn chưa được thuần hóa”.
Vào hôm thứ Năm (11/8), giá vàng giảm, được thúc đẩy bởi đồng USD mềm hơn khi các nhà đầu tư đặt cược rằng các chỉ số lạm phát của Mỹ có thể khiến việc tăng lãi suất ít mạnh mẽ hơn.
Ông David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge cho biết: “Vàng đang duy trì ở gần mức 1.800 USD/ounce do thị trường giảm kỳ vọng tăng lãi suất, điều này cũng làm suy yếu đồng USD”.
Giá vàng giảm trở lại vào hôm thứ Sáu (12/8) nhưng vẫn đang trên đà tăng hàng tuần, do sự suy yếu tổng thể của đồng USD bù đắp áp lực từ sự gia tăng lợi suất trái phiếu và kỳ vọng tăng lãi suất tiếp theo từ Fed.
Ông Craig Erlam, Nhà phân tích của OANDA cho biết: “Lạm phát giảm bớt một chút đã hỗ trợ đà tăng của vàng lên 1.800 USD/ounce. Nhưng các tài sản rủi ro nhanh chóng được ưa chuộng hơn và đà tăng của vàng bị đình trệ. Nếu khẩu vị rủi ro giảm dần trong vài tuần tới, điều đó có thể hỗ trợ mức tăng trên 1.800 USD/ounce”.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024