Giá vàng hôm nay 17/3: Quay đầu giảm đến 700.000 đồng/lượng trong tuần qua

Tuần qua từ 11/3 - 16/3, giá vàng trong nước đã giảm trong khoảng 100.000 - 700.000 đồng/lượng. Còn giá vàng giảm hơn 1% sau khi báo cáo lạm phát nóng của Mỹ làm mờ triển vọng Fed sẽ sớm hạ lãi suất.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 18/3

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Trong tuần qua, giá vàng trong nước tăng không ngừng nghỉ tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh được khảo sát.

Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 11/3, giá vàng biến động trái chiều trong khoảng 200.000 - 400.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng.

Vào hôm thứ Ba (12/3), giá vàng SJC bật tăng trở lại từ 50.000 - 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán tại tất cả hệ thống kinh doanh.

Sau điều chỉnh, giá bán tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn lên 82,32 triệu đồng/lượng, Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ cùng lên mức 82,2 triệu đồng/lượng, còn Tập đoàn Doji niêm yết tại 82,25 triệu đồng/lượng.

Đến ngày 13/3, vàng miếng SJC bất ngờ đảo chiều giảm từ 50.000 - 550.000 đồng/lượng, xuống còn khoảng 79,8 - 82,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).   

Sáng ngày 14/3, giá vàng miếng trở về đà tăng, với mức tăng mạnh từ 300.000 đồng/lượng đến 1 triệu đồng/lượng. 

Sang sáng thứ Sáu ngày 15/3, giá vàng SJC lại quay đầu giảm 100.000 - 300.000 đồng/lượng, lùi về mốc 81,5 triệu đồng/lượng. 

Và trong phiên giao dịch hôm thứ Bảy (16/3), giá vàng SJC tiếp tục giảm 200.000 - 700.000 đồng/lượng, kéo giá bán xuống 81,4 - 81,7 triệu đồng/lượng.

Như vậy, tính chung tuần, giá vàng SJC đã giảm khoảng 100.000 - 700.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát. 

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (11/3), giao dịch gần mức cao nhất từ ​​trước đến nay xác lập vào hôm 8/3, trong khi các nhà giao dịch tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết nếu dữ liệu lạm phát "nóng hơn” báo cáo tháng trước thì điều đó có thể sẽ gây một chút rắc rối cho thị trường vàng (và) có thể gây ra một số áp lực bán ra trong ngắn hạn".

Vào hôm thứ Ba (12/3), giá vàng giảm hơn 1% sau khi báo cáo lạm phát nóng của Mỹ làm mờ triển vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất.

Ông Aakash Doshi, người đứng đầu hàng hóa khu vực Bắc Mỹ tại Citi Research cho biết, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ có sự củng cố nhất định và có thể ổn định quanh mức 2.100 USD và sẽ vượt qua mức 2.200 USD vào cuối quý II năm nay.

Giá vàng phục hồi vào hôm thứ Tư (13/3) do đồng USD suy yếu, trong khi các nhà đầu tư vẫn hy vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 bất chấp lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, nhận định hiện tại sẽ có 2 kịch bản dành cho giới đầu cơ vàng giá lên. Nếu Fed cắt giảm lãi suất, giá vàng sẽ tăng vọt. Trường hợp Fed không cắt giảm lãi suất, thì những lo ngại về lạm phát có thể đẩy giá vàng lên cao hơn.

Giá vàng giảm vào hôm thứ Năm (14/3), sau khi chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 2 tăng cao hơn dự kiến, làm hạ nhiệt kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm.

Ông Chris Gaffney, Chủ tịch thị trường thế giới tại EverBank, cho biết: “Tôi dự đoán thị trường sẽ tiếp tục thấy áp lực (đối với vàng), với tất cả dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang mạnh mẽ, thị trường lao động vẫn mạnh. Điều này thực sự khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc Fed sẽ quyết định bắt đầu cắt giảm lãi suất nhanh đến mức nào.”

Giá vàng giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (15/3) và ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần do các nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu trong tuần cho thấy áp lực tăng giá mạnh hơn dự báo.

Ông Everett Millman, nhà phân tích thị trường trưởng tại Gainesville Coins, cho biết: “Lạm phát bắt đầu tăng cao trở lại, điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ phải duy trì chính sách tiền tệ hạn chế hơn trong thời gian dài hơn.”

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.