Giá vàng hôm nay 18/7: Vàng miếng SJC dao động quanh mốc 57 triệu đồng/lượng

Tuần qua từ 12/7 - 17/7, giá vàng trong nước biến động quanh mốc 57 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng chủ yếu ghi nhận xu hướng tăng và chạm đỉnh sau phiên điều trần của ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 19/7

Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động liên tục. Giá giao dịch dao động quanh ngưỡng 57 triệu đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 12/7, giá vàng chủ yếu đứng yên tại nhiều hệ thống cửa hàng kinh doanh.

Vào sáng ngày 13/7, giá vàng điều chỉnh trái chiều từ 30.000 đồng/lượng đến 50.000 đồng/lượng. Ngay sau đó trong phiên giao dịch ngày 14/7, giá vàng SJC ghi nhận xu hướng tăng.

Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (15/7). Đến phiên giao dịch ngày 16/7, giá vàng biến động trái chiều, với mức điều chỉnh không quá 100.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (17/7), giá vàng chủ yếu đứng yên. Riêng doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng (hướng mua) và giảm 30.000 đồng/lượng (hướng bán).

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,85 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,52 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong hôm nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K không đổi ở cả hai chiều mua bán.

Giá vàng hôm nay 18/7: Vàng miếng SJC dao động quanh mốc 57 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (12/7), lợi suất trái phiếu Mỹ phục hồi làm tăng chi phí cơ hội sở hữu vàng không sinh lời. 

Thế nhưng, đồng USD suy yếu đã làm chậm đà giảm của kim loại quý. Chỉ số USD index giảm 0,33% xuống còn 92,102 giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. 

Giá vàng tăng vọt vào hôm thứ Ba (13/7) sau khi chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng nhiều nhất trong 13 năm vào tháng trước, mặc dù đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này bị giới hạn trong biên độ hẹp. 

Đà tăng của giá vàng tiếp tục vào hôm thứ Tư (14/7) sau khi ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trấn an các nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ phù hợp của mình, bất chấp việc chỉ số lạm phát tăng đột biến gần đây.

Giá vàng đã chạm đỉnh trong một tháng vào hôm thứ Năm (15/7) khi đồng USD tăng nhẹ, bù đắp sự hỗ trợ từ những bình luận ôn hòa của Chủ tịch Fed và một số lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đang đình trệ.

Vào hôm thứ Sáu (16/7), giá vàng quay đầu giảm khi đồng USD mạnh hơn và lợi suất phục hồi đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng và đẩy kim loại này ra khỏi mức cao nhất trong một tháng vào phiên trước.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên từ mức thấp nhất trong một tuần và chỉ số USD bị ràng buộc để có mức tăng mạnh hàng tuần.

Ông Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago cho biết, sự không chắc chắn xung quanh khả năng tăng cao của các biến thể Delta của COVID-19 tại Mỹ có thể buộc Fed phải duy trì khả năng đáp ứng lâu hơn. 

Ông Streible cũng nói thêm, chứng khoán Mỹ cũng dễ bị tác động trở lại, điều này làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng và có khả năng giúp nó leo lên mức 1.850 USD/ounce trong ngắn hạn.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.