Giá vàng hôm nay 28/2: Tăng giảm trái chiều từ 100.000 đồng/lượng đến 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước biến động trái chiều. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng trở lại trên mốc 1.900 USD/ounce, sau khi lao dốc khoảng 100 USD vào cuối tuần trước, vì thị trường phản ứng với khủng hoảng tại Ukraine.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 1/3

Giá vàng hôm nay tăng giảm trái chiều từ 100.000 đồng/lượng đến 300.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch đầu tuần sáng ngày 28/2.

Tại thời điểm khảo sát, giá mua tăng 300.000 đồng/lượng và giá bán tăng 200.000 đồng/lượng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và doanh nghiệp Phú Quý.

Giá vàng SJC tại hệ thống PNJ cùng tăng 300.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua và bán.

Trái lại, Tập đoàn Doji điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng cho cả chiều mua và chiều bán.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 65,10 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 66,10 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh giảm trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 40.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 28/2/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

65,10

66,02

+300

+200

SJC chi nhánh Sài Gòn

65,10

66,00

+300

+200

Tập đoàn Doji

64,10

65,60

-100

-100

Tập đoàn Phú Quý

64,70

65,90

+300

+200

PNJ chi nhánh Hà Nội

65,00

66,10

+300

+300

PNJ chi nhánh Sài Gòn

65,00

66,10

+300

+300

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

54,20

55,00

-50

-50

75% (vàng 18K)

39,40

41,40

-40

-40

58,3% (vàng 14K)

30,22

32,22

-30

-30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 28/2: Tăng giảm trái chiều từ 100.000 đồng/lượng đến 300.000 đồng/lượng  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tăng

Mở đầu phiên giao dịch ngày 28/2, giá vàng giao ngay tăng 0,77% lên mức 1.904 USD/ounce, vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam) theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 4/2022 tăng 1,14% lên 1.912 USD/ounce.

Giá vàng bật tăng trở lại trên mốc 1.900 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng hôm thứ Hai (28/2), sau khi lao dốc khoảng 100 USD vào cuối tuần trước, vì thị trường phản ứng với khủng hoảng tại Ukraine.

Các nhà phân tích chỉ ra sự rõ ràng xung quanh các lệnh trừng phạt là một trong những lý do đằng sau sự lao dốc của vàng, đồng thời nói thêm rằng nhiều người đã đặt cược vào phản ứng gay gắt hơn nhiều từ phương Tây.

Ông Bart Melek, Nhà phân tích của TD Securities nói với Kitco News: "Một số căng thẳng chính trị cực đoan đã chấm dứt. Thị trường biết ông Putin đã tấn công Ukraine theo nghĩa rộng hơn chúng ta nghĩ. Và trước đó, thị trường tin rằng phản ứng đối với hành động đó sẽ mạnh mẽ, rất có thể gồm việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Điều này đã không xảy ra".

Ông Melek nói thêm, các biện pháp trừng phạt, chắc chắn được đánh giá theo phản ứng của thị trường, không mạnh mẽ và hạn chế như chúng có thể.

Một trong những kết quả quan trọng hơn là thị trường năng lượng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, đồng nghĩa với việc giảm căng thẳng về nguồn cung dầu.

Ông Melek cũng nói: "Giá dầu đã giảm. Kỳ vọng lạm phát ít hơn và tỷ giá thực tế cao hơn không phải là điều tốt đối với vàng. Phương Tây không trừng phạt hoạt động xuất khẩu dầu hoặc khí đốt của Nga. Đồng thời, chúng tôi có thể nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ OPEC".

Ông Everett Millman, chuyên gia kim loại quý của Gainesville Coins cho hay, trên hết, việc phương Tây không thống nhất với việc loại Nga khỏi hệ thống SWIFT cho thấy mức độ nghiêm trọng của phản ứng sẽ khác nhau. 

Ông Millman cũng nói: "Việc nhiều thành viên Liên minh châu Âu (EU) phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga, chẳng hạn như cấm họ tham gia hệ thống SWIFT, là một phần lý do đằng sau sự đảo chiều của vàng. Hiện có vẻ như châu Âu không liên kết với Mỹ và Anh để áp đặt những biện pháp khắc nghiệt nhất".

Tuy nhiên, ông Melek cảnh báo rằng căng thẳng Nga - Ukraine có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào.

Ngoài căng thẳng địa chính trị, tin tốt đối với thị trường vàng là việc định giá lại số lần tăng lãi suất mà nền kinh tế Mỹ sẽ ghi nhận trong năm nay do khủng hoảng ở Ukraine.

Ông Melek cho hay, ví dụ, đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 3/2022, với xác suất 80% trước đây, giờ chỉ ở mức 24,8%. 

Ông Millman nói thêm rằng, Ukraine sẽ nằm trong tầm ngắm của Fed trong quyết định chính sách vào tháng 3/2022. 

Ông Millman nói: "Tình hình địa chính trị có thể sẽ khiến Fed không thể tăng lãi suất nhiều lần như thị trường mong đợi. Chúng ta sẽ có ít nhất một lần tăng lãi suất vào tháng 3/2022. Nhưng nó có thể là lần duy nhất và thôi, hoặc chúng ta có thể thấy ít lần tăng lãi suất hơn trong năm nay. Tôi vẫn tiếp tục nghe thấy khoảng 7- 9 đợt tăng trong năm 2022. Đó là quá nhiều".

Dù vậy, các nhà phân tích không loại trừ khả năng giá vàng sẽ thử lại mức 1.850 USD/ounce, vì kim loại quý này đã tăng nhanh từ 1.800 USD/ounce lên 1.900 USD/ounce.

Trong khi đó ông Melek cho hay mức 1.860 USD/ounce sẽ là cực dưới và mức 1.916 USD/ounce ở cực trên, vì ông dự đoán một số giao dịch giới hạn trong tuần này.

Tuần này, ngoài tập trung vào hành động quân sự của Nga ở Ukraine, các thị trường sẽ hướng đến phiên điều trần của ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed trước cả ủy ban ngân hàng Hạ viện và Thượng viện. Cùng với đó là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 2/2022 của Mỹ.

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.