Giá vàng hôm nay 3/3: Vàng SJC liên tục tăng cao trong tuần qua

Tuần qua từ 26/2 - 2/3, giá vàng trong nước tăng liên tiếp và chinh phục kỷ lục mới. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng đã có một tuần đầy biến động khi các nhà giao dịch tập trung vào dữ liệu lạm phát quan trọng và bình luận từ các quan chức Fed trong tuần này.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Trong tuần qua, giá vàng trong nước chủ yếu điều chỉnh theo xu hướng tăng tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh được khảo sát.

Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 26/2, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng 400.000 đồng/lượng, trong khi Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý ghi nhận có cùng mức tăng 200.000 đồng/lượng ở cả ở hai chiều mua - bán. 

Vào hôm thứ Ba (27/2), giá vàng SJC cũng được các hệ thống cửa hàng điều chỉnh tăng trong khoảng 200.000 - 400.000 đồng/lượng theo hai chiều. Riêng Tập đoàn Doji không có thay đổi mới. 

Đến ngày 28/2, vàng miếng SJC đồng loạt chững lại ở tất cả hệ thống cửa hàng. 

Sáng ngày 29/2, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji đều báo giá tăng 200.000 đồng/lượng, còn Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ có mức tăng lần lượt là 150.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều. 

Sáng thứ Sáu ngày 1/3, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Phú Quý tiếp tục niêm yết giá vàng tăng không quá 100.000 đồng/lượng. 

Trong phiên giao dịch hôm thứ Bảy (2/3), giá vàng SJC tăng mạnh mẽ đến 900.000 đồng/lượng. 

Như vậy, tính chung tuần, giá vàng trong nước biến động trong khoảng 100.000 - 900.000 đồng/lượng.

 Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (26/2) khi tâm điểm thị trường hướng về dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố vào cuối tuần này, vì nó có thể tác động tới tiến trình hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metal, cho biết nếu dữ liệu PCE cao hơn một chút thì kim loại sẽ giảm giá, nhưng vàng sẽ duy trì phạm vi 2.000 USD. Để vàng giảm xuống dưới mức đó, dữ liệu kinh tế tuần này phải nóng một cách đáng ngạc nhiên. 

Vào hôm thứ Ba (27/2), giá vàng ổn định khi các nhà đầu tư tập trung vào chỉ số lạm phát quan trọng và nhận xét từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.

Ông Phillip Streible, Chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line, cho biết dữ liệu lạm phát tăng nhẹ sẽ gây áp lực lên thị trường vàng nhưng kim loại quý được hỗ trợ tốt ở mức 2.000 USD/ounce nhờ lực mua của các ngân hàng trung ương.

Giá vàng tăng vào hôm thứ Tư (28/2) khi các nhà giao dịch chú ý đến dữ liệu kinh tế quan trọng và nhận xét từ các quan chức Ngân hàng Trung ương Mỹ về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Ông Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết Fed đang nắm quyền điều hành thị trường vàng. Chúng ta có thể thấy giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại khi họ nói điều gì đó ngắn gọn hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất sắp diễn ra.

Giá vàng vẫn bị mắc kẹt trong phạm vi hẹp vào hôm thứ Năm (29/2), khi các nhà đầu tư thể hiện sự kiên nhẫn trước con số lạm phát quan trọng của Mỹ và nhận xét từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để hiểu rõ hơn về quỹ đạo của lãi suất.

Ông Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của SaxoBank cho biết: “Công bằng mà nói thì thị trường đã giảm kỳ vọng rất nhiều đến mức dữ liệu có thể gây thất vọng khá nhiều để thị trường giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất hơn nữa”. 

Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần vào hôm thứ Sáu (1/3) sau khi dữ liệu kinh tế giảm đã củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Ông Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho biết vàng đang có xu hướng tăng do thị trường tin rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào giữa năm nay, điều này làm giảm chi phí cơ hội của vàng.

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.