Giá vàng hôm nay 7/3: Vàng SJC tăng từ 400.000 đồng/lượng đến 2,3 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng mạnh. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng tiếp đà tăng mạnh vì các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây nhằm vào Nga.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 8/3

Giá vàng hôm nay tăng tăng mạnh từ 400.000 đồng/lượng đến 2,3 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch đầu tuần sáng ngày 7/3.

Tại thời điểm khảo sát, giá mua tăng 1,65 triệu đồng/lượng và giá bán tăng 1,7 triệu đồng/lượng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji tăng 2,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và tăng 1,85 triệu đồng/lượng (bán ra).

Doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh tăng 1,6 triệu đồng/lượng cho cả chiều mua và chiều bán.

Tương tự, giá vàng được niêm yết tăng 400.000 đồng/lượng cho chiều mua và tăng 1 triệu đồng/lượng cho chiều bán tại hệ thống PNJ.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,9 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 70,12 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 1,05 - 1,15 triệu đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 860.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 670.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 7/3/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

68,90

70,12

+1.650

+1.700

SJC chi nhánh Sài Gòn

68,90

70,10

+1.650

+1.700

Tập đoàn Doji

68,60

69,60

+2.300

+1.850

Tập đoàn Phú Quý

68,60

69,80

+1.600

+1.600

PNJ chi nhánh Hà Nội

67,50

69,50

+400

+1.000

PNJ chi nhánh Sài Gòn

67,50

69,50

+400

+1.000

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

56,40

57,30

+1.050

+1.150

75% (vàng 18K)

41,13

43,13

+860

+860

58,3% (vàng 14K)

31,56

33,56

+670

+670

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 7/3: Vàng SJC tăng từ 400.000 đồng/lượng đến 2,3 triệu đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới sát mốc 1.990 USD/ounce

Mở đầu phiên giao dịch ngày 7/3, giá vàng giao ngay tăng 0,76% lên mức 1.987 USD/ounce, vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam) theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 4/2022 tăng 0,83% lên 1.991 USD/ounce.

Giá vàng tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng hôm thứ Hai (7/3) và tiến sát mốc 1.990 USD/ounce, vì các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây nhằm vào Nga.

Đầu phiên giao dịch sớm, có thời điểm giá tăng thêm gần 1% lên hơn 1.990 USD/ounce. 

Goldman giải thích rằng, vàng sẽ đóng vai trò trung tâm trong cuộc tranh chấp địa chính trị này, khi Nga chuyển sang sử dụng kim loại quý để làm đòn bẩy trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga. 

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của Nga hiện tại là 2.298,53 tấn.

Các lệnh trừng phạt cũng khiến Goldman Sachs nâng dự báo giá hàng hóa của mình, với lý do nguồn cung bị gián đoạn và triển vọng lạm phát thậm chí còn tệ hơn.

Những mặt hàng cần chú ý thuộc nhóm hàng hoá mà Nga là nhà sản xuất chính gồm có dầu, khí đốt, nhôm, palladium, niken, lúa mì và ngô.

Vào hôm 6/3, Goldman cho biết: "Phạm vi giá trong ngắn hạn đối với các mặt hàng đã trở nên cực đoan, do lo ngại về leo thang quân sự, các lệnh trừng phạt năng lượng hoặc khả năng ngừng bắn. Chúng tôi kỳ vọng giá hàng hóa tiêu thụ mà Nga là nhà sản xuất chính sẽ tăng từ đây".

Goldman tăng dự báo giá dầu Brent trong một tháng lên 115 USD/thùng từ mức 95 USD, và nói thêm rằng, Nga đang bị cô lập hơn khi các lệnh trừng phạt của phương Tây bắt đầu. 

Từ góc độ vĩ mô, Goldman nâng triển vọng lạm phát, nói rằng họ ngày càng lo ngại về tốc độ lạm phát trong năm 2022. Và lạm phát cao trong năm 2022 sẽ khiến việc nâng lãi suất trở nên dễ dàng hơn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ngân hàng hiện kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ ở mức 3,7% cho đến cuối năm nay. Ước tính trước đó là 3,1%. Về lãi suất, Goldman ước tính sẽ có 7 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và 4 đợt tăng nữa vào năm 2023.

Lần tăng lãi suất đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/3, với CME Fed WatchTool dự đoán 92,5% khả năng tăng 25 điểm cơ bản, theo Kitco News. 

Và với bất ổn địa chính trị và kinh tế trong bối cảnh với sự leo thang gần đây tại Nga, Goldman dự đoán, giá vàng tăng cao hơn trong những tháng tới và mục tiêu tiếp theo là mốc 2.150 USD/ounce. 

Ông Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của OANDA cũng cho biết, 1.980 USD/ounce sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn, giá vàng có thể thay đổi 50 USD/ounce theo bất kỳ hướng nào. 

Tuy nhiên một khi giá lên chạm mức kháng cự này, thị trường sẽ cố định ở mức 2.000 USD/ounce. 

Các chất xúc tác đều ở đây. Một khi vàng phá vỡ mốc 2.000 USD/ounce, thì 2.050 - 2070 USD/ounce là phạm vi kháng cự tiếp theo.

Ông Moya cho hay:  "Vàng đã hoạt động kém hơn rất nhiều các mặt hàng khác. Vì vậy vẫn còn động lực to lớn ở đây".

Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào các dữ liệu vĩ mô quan trọng được công bố vào thứ Năm (10/3), với chỉ số CPI của tháng 2/2022 và báo cáo thất nghiệp của Mỹ. Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ diễn ra hôm 10/3.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.