Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tất cả các tiêu chí và nguyên tắc của việc lựa chọn Ban giám khảo dường như đang dần bị phá vỡ, thay vào đó là những cú “chơi ngông” đầy “táo bạo” của Ban tổ chức khiến cho khán giả bán tín bán nghi, còn thí sinh lại… dở khóc dở cười.
Khi quyền lực nằm trong tay... Ban tổ chức
Mới đây nhất, trong một gameshow thực tế trên sóng truyền hình, khán giả đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh một cô ca sĩ người Hàn Quốc nói tiếng Việt còn chưa sõi đang ngồi đĩnh đạc trên ghế giám khảo đầy quyền lực. Tất cả những gì cô thể hiện là những câu gây hài ngô nghê bằng thứ tiếng Việt chưa sõi, những màn tung hứng “nhàn nhạt” với người chồng của mình – một nam danh hài khá nổi tiếng.
Thế nhưng khi đợi cô thể hiện vai trò chính của mình ở vị trí giám khảo thì tất cả người xem đều rất đỗi... hoang mang, những câu nhận xét vô thưởng vô phạt, mà khán giả phải nín thở khi nghe cô nói, bởi chỉ sợ cô nói nhầm một chữ nào đó trên sóng truyền hình trực tiếp thì mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng hài hước. Còn thí sinh thì sau khi nghe giám khảo nhận xét lại càng trở nên… hoang mang gấp bội vì không biết mình đúng, sai ở đâu, và cần rút kinh nghiệm như thế nào.
Trấn thành và Hari Won làm giám khảo cho chương trình Biến hóa hoàn hảo (Ảnh: ngoisao) |
Tương tự, gần đây một nam ca sỹ trẻ với kinh nghiệm đi hát chuyên nghiệp mới được vài ba năm, nhưng với độ “hot” về tên tuổi cộng thêm những scandal ồn ào, anh cũng một bước lên hàng ngũ giám khảo cho một cuộc thi âm nhạc trên sóng truyền hình, bên cạnh hai nữ ca sỹ cũng trẻ măng và nhiều scandal không kém. Và những câu nhận xét khán giả nghe được nhiều nhất từ vị giám khảo này là những câu hết sức hồn nhiên như: “Đại khái như vậy”, “Kiểu vậy, tôi cũng không biết nói như nào”, hay “Tôi thấy em hát cũng hay”…
Đó chỉ là hai ví dụ nổi bật nhất, ngoài ra còn hàng trăm các cuộc thi lớn nhỏ khác đang diễn ra mà thành phần Ban giám khảo hầu như rất ít liên quan đến chuyên môn của cuộc thi, hoặc hầu như không đủ kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực đó, như là danh hài đi chấm thi âm nhạc, người mẫu đi chấm thi diễn xuất, thậm chí cả nghệ sỹ nhí, nghệ sĩ hải ngoại, những người hầu như không có bất cứ một kiến thức nền tảng nào về chuyên môn cũng có thể nhận xét thí sinh.
Phương Mỹ Chi chấm thi Cùng nhau tỏa sáng (Ảnh: Petrotimes) |
Lý do cho việc đó là hiện tại các gameshow của nước ta hầu như không có bất cứ tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn Ban giám khảo, việc ai là người được chọn vào những chiếc ghế quyền lực đó hầu như tất cả phụ thuộc vào... Ban tổ chức.
Cho nên, rất dễ hiểu khi công chúng thấy ngày càng nhiều những "ngôi sao" đi làm giám khảo, và tiêu chí chọn lựa thì cũng chỉ có một mà thôi, đó là: Kéo được càng nhiều người theo dõi cuộc thi càng tốt. Đơn giản là nghệ sĩ nào có lượng fan "khủng" hơn, đang được dư luận chú ý nhiều hơn, hay là biết "diễn" trên sóng truyền hình tốt hơn để tăng lượng "rating" thì đó là lựa chọn tốt nhất cho vị trí giám khảo.
Khán giả biết tin vào ai?
Gameshow ở tất cả các nước hầu như đều có hai phần “game” và “show”, "game" là một trò chơi và có thắng thua, nhưng phần còn lại, nó vẫn là một buổi biểu diễn. Và trong các chương trình truyền hình thực tế như vậy, các giám khảo vừa là trọng tài, nhưng cũng là diễn viên trong chương trình, thậm chí đất diễn của Ban giám khảo còn ngày càng nhiều, đôi khi còn nhiều hơn cả các thí sinh.
Vì vậy không khó để chúng ta được chứng kiến những màn giám khảo cãi nhau tay đôi, mỉa mai giễu cợt nhau, giận dỗi, thậm chí... khóc nức nở. Những màn diễn xuất đó chiếm khá lớn thời lượng phát sóng, và ngày càng "táo bạo", gay cấn hơn, như giám khảo bỏ về giữa chừng vì cảm thấy không được tôn trọng, hay giám khảo đột nhiên quát lớn khiến thí sinh và cả khán giả... "sợ hết hồn".
Nghệ sĩ hài Việt Hương viết thư tay nhận lỗi và hứa sửa chữa vì diễn hài thô tục khiến ca sĩ Hương Lan phật lòng. (Ảnh: CAND) |
Thực tế là có rất nhiều các chương trình truyền hình thực tế mà người xem cứ "bán tín bán nghi", bởi không biết đó có phải là thật hay là được dàn xếp từ trước. Những "màn kịch" này ban đầu khiến cho người xem vô cùng thích thú và tò mò, nhưng lâu dần, khi ngày càng nhiều các tình huống na ná như vậy diễn ra trên sóng truyền hình khiến khán giả cũng trở nên mệt mỏi và mất niềm tin. Không những thế, chương trình còn bị giảm uy tín và các giám khảo có chuyên môn thực sự cũng không còn hứng thú với gameshow, số lượng thí sinh và độc giả trung thành cũng giảm theo đáng kể.
Hồ Ngọc Hà, Phạm Hương, Lan Khuê, 3 nữ giảm khảo quyền lực của cuộc thi The Face mùa 1 |
Khán giả vẫn chưa thực sự quay lưng với chương trình truyền hình nước nhà, mà chỉ quay lưng với các chương trình nhảm và nhạt. Một chương trình gameshow thực sự chất lượng, có trình độ chuyên môn chắc chắn sẽ luôn được đón nhận và hưởng ứng.
Sự thoái trào và sụt giảm về chất lượng của các gameshow trong nước đang ngày một rõ rệt. Việc tổ chức ồ ạt về số lượng khiến cho các đơn vị tổ chức phải tìm mọi cách, chấp nhận cả những chiêu trò "lố" và "sốc" nhất, bất chấp cảm xúc của người xem. Việc chạy theo phong trào để hớt váng này càng làm nhà sản xuất đánh mất niềm tin của khán giả, đó là một thực tế đáng buồn và thực sự cần thay đổi.
XEM THÊM:
Hết thời 'ai cũng có thể ngồi ghế nóng'?
Có những “cặp bài trùng” ngồi ghế giám khảo, chấm đủ thể loại cuộc thi, từ hát hò, nhảy múa, tài năng, đàn hát cho ... |
Giám khảo Việt bỏ show vì ngồi... nhầm chỗ
Tin ca sĩ Hồ Quỳnh Hương bỏ làm giám khảo giữa chừng vì không hài lòng với nhà sản xuất khiến nhiều nghệ sĩ bình ... |
Mời nghệ sĩ làm giám khảo gameshow: Tiêu chí ngày càng dễ dãi?
Chuyện danh hài đi chấm thi ca hát, sao trẻ cho điểm nghệ sĩ gạo cội, ca sĩ làm host chương trình người mẫu… đã ... |
Giám khảo gameshow: Vinh, nhục và tiếng đời
Đã từng có nhiều người gọi công việc làm giám khảo game show là một nghề. Cái nghề có cả vinh, có cả nhục và ... |