Giãn cách kéo dài đặt thách thức cho mô hình văn phòng truyền thống

Theo Savills, việc giãn cách xã hội kéo dài cùng sự phát triển ngày càng tăng của Coworking, mô hình văn phòng truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức.
Giãn cách kéo dài đặt ra thách thức cho mô hình văn phòng truyền thống  - Ảnh 1.

(Nguồn: Savills Việt Nam).

Trong một khảo sát mới đây của Savills Việt Nam, TP HCM, Thượng Hải, Hồng Kông và Tokyo là những nơi mà nhân viên văn phòng thích nghi chậm chạp với sự chuyển đổi mô hình làm việc trong bối cảnh dịch bệnh.

Savills cho biết, kết quả trên đến từ việc văn hóa công sở ở những thành phố này vốn dĩ kém linh hoạt.

Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống làm việc của nhiều người và thị trường văn phòng. Hầu hết nhóm nhân viên được Savills khảo sát đều muốn có mặt tại văn phòng; các công ty cũng muốn nhân viên làm việc tại văn phòng để hỗ trợ cho nhân sự mới, thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng hợp tác và năng suất lao động nói chung.

Những người trẻ tuổi có xu hướng muốn được tương tác và hỗ trợ cùng các đồng nghiệp ở môi trường văn phòng truyền thống. Những thành phố như Mumbai, với 50% dân số trong độ tuổi lao động dưới 35 tuổi, có sự chuyển dịch tương đối chậm sang mô hình làm việc kết hợp.

Thời gian di chuyển cũng ảnh hưởng đến xu hướng làm việc của các nhân viên công sở. Ở các đô thị lớn như Los Angeles hay New York, quãng đường di chuyển dài khiến người lao động chuộng mô hình làm việc linh hoạt.

Ngược lại, các thành phố nhỏ hơn như Lyon, Berlin và Amsterdam, với quãng đường đi làm tương đối ngắn (có thể di chuyển bằng xe đạp), văn phòng truyền thống vẫn được người lao động ưa thích.

Ở Paris hay London, giá thuê văn phòng truyền thống tương đối cao, do đó các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn mô hình văn phòng linh hoạt.

Theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, Việt Nam sở hữu một hệ thống các doanh nghiệm vừa và nhỏ (SME) mạnh mẽ, cùng với nền tảng khởi nghiệp rất năng động. 

"Chủ của những doanh nghiệp này thường không sử dụng không gian văn phòng truyền thống, do đó, không gian làm việc chung (Coworking) đã và đang phát triển rộng rãi. 

Khi hoạt động kinh doanh của những khách thuê này phát triển hơn, họ sẽ cần những không gian văn phòng chính thức, từ đó làm gia tăng nguồn cầu cho thị trường văn phòng trong nước, đồng thời thúc đẩy mô hình làm việc kết hợp", ông Troy Griffiths nhận định.

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới với các ngành nghề truyền thống như Goldman Sachs (Ngân hàng), Morgan Stanley (Đầu tư tài chính), BP (dầu khí), HSBC (Ngân hàng), Ford (sản xuất ô tô)... đa số đều sử dụng văn phòng truyền thống, nhưng cũng linh hoạt cho một số các bộ phận làm việc tại nhà một vài ngày trong tuần. 

Với các gã khổng lồ về công nghệ như Amazon, Apple, Google, Microsoft, Facebook, Netflix… phương án làm việc tại nhà đối với toàn bộ các văn phòng trên thế giới vẫn đang tiếp tục được áp dụng. 

Các công ty này cũng đang có kế hoạch cho nhân viên đi làm trở lại khi đại dịch được kiểm soát theo mô hình kết hợp.

Đối với thị trường Việt Nam, với tốc độ phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây của TP HCM, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, CNTT,... nhu cầu thuê và sở hữu các diện tích văn phòng hiện đại, đa chức năng sẽ ngày càng tăng.

Tuy nhiên, với sự giãn cách xã hội kéo dài gần đây, cùng với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp SME, mô hình văn phòng truyền thống sẽ có thể gặp phải thách thức.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.