Sau khi tốt nghiệp khoa Kinh tế Đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội, Nguyễn Lan Anh (23 tuổi) học và làm việc một năm tại Nhật Bản theo chương trình học bổng. Sau đó, Lan Anh học thạc sĩ chương trình Dạy tiếng Anh cho người nước ngoài trong hai năm tại Australia.
Bỏ qua những cơ hội làm việc ở Nhật Bản và Australia với mức lương cao, 9X về nước làm giáo viên dạy tại trường THCS Nguyễn Siêu, Hà Nội. Cô giáo trẻ kiêm nhiệm luôn môn Toán, Khoa học của bậc tiểu học, đồng thời là trợ giảng cho giáo viên nước ngoài.
Khi được hỏi vì sao bỏ những cơ hội tốt để trở về Việt Nam dạy học, cô giáo 9X nói đó đơn giản là tình yêu với sư phạm. Tình yêu giản dị ấy bắt nguồn từ khi cô dạy gia sư thời sinh viên.
Nhiều giáo viên chọn nghề sư phạm đơn giản vì tình yêu với học trò. Ảnh: Việt Hùng. |
“Giáo viên không chỉ dạy kiến thức, nếu quan tâm đến học trò, họ sẽ có tác động quan trọng, ảnh hưởng tính cách, định hướng, giúp các em trưởng thành hơn”, Lan Anh nói.
Để giữ mục tiêu theo ngành sư phạm, cô phải cố gắng gấp đôi, gấp ba bình thường. Ngoài việc kiêm nhiệm nhiều môn ở trường, Lan Anh dạy thêm vào buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần ở trung tâm tiếng Anh, vừa có thêm thu nhập, vừa trau dồi kiến thức.
Lưu Thị Hương Thảo, cô giáo Tiểu học từng đạt các danh hiệu hoa khôi, á khôi thời sinh viên. Ảnh: NVCC. |
Cô gái năng động không dành thời gian nghỉ ngơi cho mình vì sợ… thụt lùi so với học sinh. Lan Anh bảo các em bây giờ học tiếng Anh từ nhỏ. Mới lớp 6, một số em đã có định hướng du học, thường xuyên hỏi cô giáo về tài liệu ôn tập. Muốn hỗ trợ đám trẻ, giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, cập nhật thông tin, kiến thức.
Không chỉ Tây học, nhiều giáo viên 9X còn thành công trong các cuộc thi sắc đẹp. Từ đó, họ khẳng định xinh đẹp, tài năng cũng vào sư phạm chứ đâu phải "chuột chạy cùng sào" như nhiều người vẫn nói.
Ngày 20/11 của thầy giáo dạy trẻ tự kỷ: 'Mong con chúc thầy được thành câu!' | |
Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11? |
Lưu Thị Phương Thảo - trường Tiểu học Phú Diễn, Hà Nội - từng đoạt giải hoa khôi cuộc thi Nữ sinh Thanh lịch của CĐ Sư phạm và Á khôi cuộc thi Duyên dáng Sư phạm toàn quốc.
Một gương mặt khác là Bùi Thanh Hằng (sinh năm 1993), kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Nội thất, ĐH Xây dựng (Hà Nội). Cô là giảng viên bộ môn Nội thất khoa Kiến trúc và Quy hoạch của trường, đồng thời là một trong những gương mặt sáng giá tham dự vòng chung kết Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam tại Khánh Hòa. 9X tiết lộ các sinh viên hay gọi cô bằng biệt danh "bông hoa đá" vì là nữ hiếm hoi trong ngành.
Bùi Thanh Hằng là giảng viên bộ môn Nội thất khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng. Ảnh: NVCC. |
Khác với thầy cô trước đây, nhiều giáo viên thế hệ 9X không quá quan trọng việc vào biên chế. Họ trẻ trung, năng động, muốn thử sức mình trong môi trường giáo dục hiện đại như trường quốc tế, dân lập. Trường hợp của cô Diễm Hiền (26 tuổi, trường Tiểu học Marie Curie, Hà Nội) là một ví dụ.
Duyên đến với ngành sư phạm của Diễm Hiền rất ngẫu nhiên và giản dị. Cô chưa từng có ý định vào biên chế Nhà nước. Từ khi ra trường, Hiền đã công tác tại 3 trường tư thục khác nhau.
Cuối tuần, nữ giáo viên thường dự talk show của người nước ngoài để nâng cao trình độ tiếng Anh, rèn luyện kỹ năng mềm, làm việc nhóm thuyết trình trước đám đông. Cô gái trẻ năng động này còn cộng tác với trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và dẫn tour cho khách quốc tế đến thăm Hà Nội.
Theo nhiều giáo viên 9X, tuổi trẻ là một lợi thế trong nghề. Họ tràn đầy năng lượng làm việc và cống hiến. Trong mắt thế hệ học trò ngày nay, họ đại diện cho lớp thầy cô Tây học, giỏi ngoại ngữ, coi học sinh như những người bạn.
Phương pháp giảng dạy cũng khác thời bảng đen phấn trắng truyền thống khi có sự xuất hiện của Facebook, Zalo và ngày càng nhiều tiết học thực tế.
Thanh Hằng, 23 tuổi, là cô giáo trẻ trường Marie Curie, Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng. |
Tất nhiên, giáo viên trẻ cũng có những khó khăn, mặc cảm khi nhiều phụ huynh không yên tâm gửi gắm con em cho thầy cô chưa nhiều kinh nghiệm.
"Họ hỏi cô giáo năm nay bao nhiêu tuổi? 20 tuổi ư? Tôi chỉ có một đứa con, cho cháu học trường tư để hưởng điều kiện tốt nhất. Tôi không tin tưởng giao cháu cho cô giáo 20 tuổi và chưa từng làm mẹ", Lan Anh, giáo viên trẻ, kể lại câu chuyện bị phụ huynh từ chối.
Từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, Thanh Hằng trở thành giáo viên phó chủ nhiệm của trường Tiểu học Marie Curie khi 21 tuổi.
Cô nhớ lại năm ấy, một phụ huynh lên gặp thầy hiệu trưởng tỏ ý nghi ngờ về khả năng và kinh nghiệm quản lý của người trẻ. Họ đề nghị thử thách cô giáo trong 3 tháng, nếu không hoàn thành tốt công việc sẽ buộc phải đổi giáo viên chủ nhiệm.
Học sinh vùng cao tặng cô giáo hoa dã quỳ, hoa cải trong ngày 20/11 | |
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!' |
Tương tác với học trò bất kể ngày đêm
21h45 một số ngày trong tuần, cô Nguyễn Thanh Hương (Hương Fiona, 27 tuổi) lại phát video trực tiếp chữa bài cho học trò. Video thu hút hàng nghìn lượt like và hàng trăm chia sẻ, những biểu tượng hình trái tim tràn ngập trên máy tính.
Cô Nguyễn Thanh Hương cho biết dạy online kiến thức phải được trình bày dễ hiểu nhất, vì trước mặt giáo viên là máy quay chứ không phải học sinh. Ảnh: NVCC. |
"Em hay học trong sách thi IELTS nhưng không biết mức độ có phù hợp thi đại học không, cô tư vấn giúp em với", "Mỗi lần cô livestream thế này, em nhớ hồi ôn thi quá, cứ đêm muộn là chờ Facebook của cô để được chữa bài"..., nhiều câu hỏi về kiến thức và cả đời tư được học sinh đặt ra với cô giáo trẻ.
Buổi học livestream của cô Hương Fiona kết thúc lúc 23h. Nữ giáo viên dạy online này tương tác với học trò qua mạng bất kể ngày đêm. Thời gian có thể chủ động hơn, nhưng khi dạy trực tuyến, cô giáo 9X phải chuẩn bị rất kỹ, đành bỏ sở thích cá nhân như tập GYM.
Càng được nhiều học sinh yêu mến, giáo viên online càng dễ nổi tiếng và lan tỏa mạnh. Ngoài ra, tình cảm của học trò khiến cô Hương hiểu sâu sắc rằng: "Mạng xã hội là ảo nhưng tình người rất thật. Nếu học tập nghiêm túc, kết quả học tập cũng là thật nữa".
Thời xưa, người thầy thường giữ khoảng cách nhất định với học trò thì nay, nhiều giáo viên chủ động xóa đi ranh giới ấy. Không chỉ có mạng xã hội, ngoài đời thực, nhiều giáo viên giữ cho tâm hồn tươi trẻ để thấu hiểu, gần gũi học trò.
PGS Đoàn Hương Mai (cô Jenny), Trưởng phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường, khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) khiến không ít sinh viên bất ngờ khi đi ôtô Hello Kitty màu hồng. Chiếc xe nổi bật nhất sân trường có vẻ ngoài và nội thất đều in hình chú mèo dễ thương, điều tưởng chỉ có ở những cô gái tuổi teen.
Cô Đoàn Hương Mai lan truyền sự vui vẻ, tinh thần lạc quan đến với học trò. Ảnh: NVCC. |
Giảng viên này tâm sự dù đồng nghiệp khuyên nên thay đổi phong cách cho… ra dáng PGS, nhưng cô Mai bảo được sống là chính mình, học sinh tôn trọng thì không nên thay đổi.
"Cô ơi em mới ra trường, cuộc sống sao còn nhiều khó khăn mà chán nản, nhưng không hiểu sao mỗi lần nhìn thấy cô và chiếc xe màu hồng trên Facebook, em cảm thấy yêu đời hơn", một học sinh viết trên trang cá nhân của cô Mai.
PGS bày tỏ thông điệp muốn nhắn gửi đơn giản là: "Hãy sống với những gì mình yêu thích và đam mê, bất chấp tuổi tác”.
Không chỉ có "huyền thoại xe Hello Kitty", cô Mai còn thành lập trang mạng kết nối gia sư miễn phí cho sinh viên và phụ huynh, quỹ từ thiện giúp đỡ các trường hợp khó khăn trong và ngoài trường.
Một cô giáo khác cũng thành công trong việc tương tác trẻ trung với học trò là hiệu phó quản lý khoa quốc tế, trường Tiểu học Wellspring, Hà Nội: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thủy (cô Tracy).
Cô giáo có mái tóc ngắn, xù, nhuộm tím, tâm sự cô thích sự khác biệt trong khuôn khổ của một phụ nữ cá tính, phong cách ăn mặc đơn giản nhưng năng động, thậm chí có phần bụi bặm. Điều này khiến nhiều học sinh, đồng nghiệp gần gũi, xóa nhòa khoảng cách.
Tại THPT Việt Đức, Hà Nội, thầy hiệu trưởng U60 Nguyễn Đức Bình không ngại lên sân khấu nhảy nhạc EDM (Electronic Dance Music, nhạc sôi động được tạo ra từ các thiết bị điện tử) với học sinh trong ngày khai trường.
Ở trường Tiểu học Marie Curie, cô giáo Diễm Hiền bật mí học trò lớp 5 rất thích thể loại nhạc như EDM và phim Tuổi thanh xuân. Vì vậy, cô trò có thể trao đổi về niềm vui chung sở thích sau mỗi giờ học.
Nếu thầy cô xưa truyền tải kiến thức cho học sinh với tư tưởng “không thầy đố mày làm nên”, “trăm sự nhờ thầy” thì học sinh bây giờ có nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức hơn.
Người thầy không còn độc tôn trong quá trình dạy kiến thức, mà đóng vai trò hướng dẫn thay vì áp đặt. Việc học tập không chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức mà còn là kỹ năng.
Nói về thế hệ học trò thời hiện đại bây giờ với ngày xưa, cô hiệu phó Nguyễn Thu Thủy cho rằng đó là sự so sánh rất khập khiễng.
“Chỉ nêu vài ví dụ đơn giản, học sinh bây giờ ăn, ngủ cùng tiếng Anh từ bậc mầm non, nghe nói lưu loát từ năm học lớp 1. Ngày xưa, mình vật lộn với tiếng Anh khi bước chân ra trường đời.
Ngày nay, học sinh được học từ lớp 2 và bắt đầu chính thức thực hiện bài thuyết trình trên Power Point từ lớp 3. Còn mình, 25 tuổi chưa gõ nổi 10 ngón tay trên bàn phím. Học sinh làm video ấn tượng khi mới học lớp 6, mình 27 tuổi mới tự mò học, và khi đó mới biết đến sức mạnh của công nghệ”, cô Thủy nói.
Cô Nguyễn Thu Thủy - Hiệu phó quản lý khoa quốc tế, trường Tiểu học Wellspring, Hà Nội:. Ảnh: NVCC. |
Cô hiệu phó bày tỏ dù “chạy dài”, nhiều giáo viên chưa chắc theo được học sinh bây giờ. Vì vậy, với khát vọng tạo ra thế hệ học trò năng động, cô Thủy cho rằng giáo viên phải chịu khó "tập thể dục", không ngừng cập nhật cái mới.
Thế giới hiện nay mang tính cạnh tranh rất cao, có học vấn tốt là cần thiết nhưng chưa đủ để thành công. Mỗi người phải biết và phát triển khả năng riêng của mình. Học sinh ngày nay phải có sự tự tin, tự lập, đủ biết quan tâm và sẻ chia, đủ biết bao dung và độ lượng.
Trong khi đó, thầy Vũ Khắc Ngọc - giáo viên dạy online - chia sẻ một đặc điểm khác của thế hệ học trò thời hiện đại: Đam mê công nghệ.
Sau 11 năm dạy học online, thầy Ngọc đã mang tới cho học sinh trên khắp cả nước cơ hội được tiếp cận phương pháp học tập mới. Các bài giảng được lan truyền đến học sinh ở khắp nơi, kể cả những vùng miền xa xôi và khó khăn nhất. Đây là điều mà những phương thức giáo dục truyền thống khó lòng đáp ứng được.
Ngày 20/11 của thầy giáo dạy trẻ tự kỷ: 'Mong con chúc thầy được thành câu!' |
Cần biết 16:03 | 11/11/2020
Cần biết 14:28 | 11/11/2020
Cần biết 09:50 | 11/11/2020
Cần biết 14:21 | 10/11/2020
Cần biết 09:24 | 10/11/2020
Cần biết 09:06 | 10/11/2020
Du lịch 18:56 | 06/11/2020
Lối sống 05:22 | 20/11/2018