Giáo viên tư vấn cách làm bài toán kinh doanh lỗ - lãi cho học sinh ôn thi vào lớp 6 trường tốp

Bài toán kinh doanh lỗ - lãi là dạng bài thường gặp trong các đề kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6. Đây là dạng bài toán thực tế, gắn liền với đời sống hàng ngày, học sinh không nhớ được công thức hoặc nhầm lẫn giữa các dạng thường gặp khó khăn hoặc mất điểm ở dạng bài này.

Theo thầy giáo Bùi Minh Mẫn,  giáo viên Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, qua phân tích đề kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6 của các trường, dạng bài toán kinh doanh lỗ lãi là dạng bài thường gặp trong trong đề kiểm tra năng lực vào lớp 6 các trường chất lượng cao. Học sinh cần nắm vững các thông tin tiền bán, tiền vốn, tiền lãi, tiền lỗ và các công thức để làm bài. 

Giáo viên tư vấn cách làm bài toán kinh doanh lỗ - lãi cho học sinh ôn thi vào lớp 6 trường tốp - Ảnh 1.

Thầy giáo Bùi Minh Mẫn, giáo viên Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Ảnh: N.Minh.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm dạng bài kinh doanh lỗ lãi từ thầy Bũi Minh Mẫn.

Các yếu tố và công thức cần nhớ

Kinh doanh là một hoạt động phức tạp trên thực tế, khi đưa vào dạng toán cũng kéo theo đó là nhiều khả năng và trường hợp khác nhau. Ở đây, ta có thể phân luồng một cách đơn giản nhất dựa vào kết quả kinh doanh: Dạng toán kinh doanh có lãi (tiền bán ra lớn hơn tiền vốn), dạng kinh doanh lỗ (tiền bán ra nhỏ hơn tiền vốn), và kinh doanh hòa vốn (tiền bán vừa bằng tiền vốn).

Để học sinh dễ hình dung về mối quan hệ lỗ lãi, ta có thể cho trẻ đóng vai mình là một người kinh doanh, trẻ có một khoản tiền mua về hàng hóa và mẹ là khách hàng, mẹ mua lại số hàng của con theo từng trường hợp (mua nhiều hơn số tiền bé bỏ ra – bé có lãi, mua ít hơn số tiền bé bỏ ra – bé bị lỗ, và mua vừa bằng số tiền đó – hòa vốn). Các bài toán về hòa vốn khá dễ do hai đại lượng đã bằng nhau, nên ở đây ta phân tích hai dạng bài khó hơn là bài toán lỗ và lãi.

Phân tích đề bài để tìm ra dạng toán là một bước quan trọng để bắt đầu giải quyết yêu cầu đề bài. Chúng ta luôn phải căn cứ vào mối quan hệ giữa ba đại lượng (tiền bán, tiền mua và tiền lãi (hoặc lỗ). Bài toán kinh doanh lỗ lãi thường cho trước một đại lượng và biểu diễn quan hệ giữa hai đại lượng còn lại dưới dạng tỉ số phần trăm hoặc phân số. Học sinh cần nắm 2 công thức quan trọng sau:

Trường hợp có lãi: Tiền lãi = Tiền bán - Tiền vốn; Hoặc Tiền bán = Tiền vốn+ Tiền lãi.

Trường hợp lỗ: Tiền lỗ = Tiền vốn – Tiền bán; hoặc Tiền bán = Tiền vốn – Tiền lỗ.

 

2 dạng bài thường gặp trong bài toán kinh doanh

Dựa trên thực tế và công thức như trên, có thể thấy sẽ có 2 dạng bài ở bài toán này đó là kinh doanh có lãi và kinh doanh lỗ. Ở mỗi dạng lại có nhiều loại khác nhau tùy vào việc đề bài cho đại lượng nào trước.


Dạng bài kinh doanh có lãi (tiền bán = tiền vốn + tiền lãi)

Dạng bài này có thể chia làm 3 loại theo đại lượng nào đã được cho trước.


Loại 1: Cho trước giá bán, yêu cầu tìm hai đại lượng còn lại

Hai đại lượng chưa biết luôn được biểu diễn bằng mối tương quan, học sinh có thể dựa vào để tìm lời giải. Khi cho mối quan hệ giữa hai đại lượng, ta hoàn toàn có thể biểu diễn đại lượng này theo đại lượng kia và bài toán đưa về dạng tìm một ẩn duy nhất.

Ví dụ:

Một hiệu sách mua bộ SGK lớp 5 từ nhà xuất bản để bán tại cửa hàng. Biết giá bán mỗi bộ sách là 250.000 đồng, tiền lãi mỗi bộ bằng 25% tiền vốn bỏ ra mua bộ sách. Hỏi hiệu sách đã mua 1 bộ sách từ nhà xuất bản với giá bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Đây là dạng bài cho trước giá bán và tỉ lệ giữa vốn và lãi.

Áp dụng công thức: Tiền bán = Tiền vốn + Tiền lãi là học sinh có thể có đáp án của bài toán.

Cụ thể: 250.000 = 100% tiền vốn + 25% tiền vốn = 125% tiền vốn, suy ra được giá vốn bằng 200.000 đồng là đáp án cần tìm.


Loại 2: Cho trước giá mua (vốn), tìm hai đại lượng còn lại

Ví dụ:

Hiệu sách mua bộ sách giáo khoa lớp 5 từ nhà xuất bản về để bán tại cửa hàng. Biết giá mua mỗi bộ sách là 200.000 đồng, tiền lãi bằng 20% tiền bán ra, hỏi giá bán là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Dựa vào công thức: Tiền bán = tiền vốn + tiền lãi.

Đề bài đã cho tiền vốn là 200.000 đồng, tiền lãi bằng 20% tiền bán ra, ta lắp các giá trị vào công thức: 100% tiền bán = 200.000 + 20% tiền bán => 100% tiền bán – 20% tiền bán = 200.000 => 80% tiền bán = 200.000 => Tiền bán = 200.000:80/100 = 250.000 đồng.


Loại 3: Cho tiền lãi, tìm đại lượng còn lại

Hoàn toàn như hai loại đề bài trên, ta cũng dựa vào công thức chủ đạo (tiền bán = tiền vốn + tiền lãi) và mối quan hệ tỷ lệ giữa hai đại lượng chưa biết để biểu diễn đại lượng này theo đại lượng kia. Thay vào công thức dễ dàng tìm được cách giải.

Giáo viên tư vấn cách làm bài toán kinh doanh lỗ - lãi cho học sinh ôn thi vào lớp 6 trường tốp - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Báo Hà Nội Mới.

Dạng bài kinh doanh lỗ (tiền bán = tiền vốn – tiền lỗ)

Với dạng bài này, học sinh cần nhớ công thức: tiền bán = tiền vốn – tiền lỗ để tìm ra kết quả. Với dạng bài toán này, có 2 trường hợp xảy ra.


Loại 1: Kết hợp phép toán lãi và lỗ, cho một đại lượng, tìm đại lượng còn lại theo yêu cầu. Với loại bài này, ta vẫn biểu diễn thuật toán theo công thức và thay thế đại lượng liên quan đến công thức tính lãi dựa vào tỷ lệ mà đề bài cung cấp. Từ đó tìm ra đáp án.

 

Loại 2: Bài toán yêu cầu tính tỷ lệ của hai đại lượng.

Cách 1: Biểu diễn và tính toán quy về hai ẩn số (hai đại lượng yêu cầu), cách làm tương đương với dạng bài trên.

Cách 2: Giả sử một đại lượng là 100, thay thế vào công thức dựa vào tỷ lệ đề bài cho sẽ tìm ra được mức độ hơn kém giữa các đại lượng. Chú ý cách làm này chỉ áp dụng cho bài toán chỉ gồm dữ liệu tỷ lệ.


Dạng bài toán kinh doanh lỗ lãi là dạng bài toán thực tế có nhiều trong cuộc sống. Phụ huynh có thể cùng con lấy những ví dụ ngay trong đời sống hàng ngày để con dễ hình dung và tiếp cận dạng bài này nhanh hơn. 


Thời gian ôn tập không còn nhiều, nếu mục tiêu là hướng tới các trường chất lượng cao có tổ chức thi tuyển vào lớp 6, phụ huynh cần cùng con lên kế hoạch học tập ngay từ bây giờ để đạt mục tiêu đề ra.

Tư vấn 5 điểm cần lưu ý và 6 sai lầm nên tránh để học tốt môn Toán thi vào lớp 10 năm 2019Tư vấn 5 điểm cần lưu ý và 6 sai lầm nên tránh để học tốt môn Toán thi vào lớp 10 năm 2019 Hà Nội công bố điểm chuẩn bổ sung vào lớp 6 thí điểm chương trình song bằng năm 2018Hà Nội công bố điểm chuẩn bổ sung vào lớp 6 thí điểm chương trình song bằng năm 2018 Ngày 18/6, Trường  chuyên Trần Đại Nghĩa công bố kết quả điểm thi vào lớp 6Ngày 18/6, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa công bố kết quả điểm thi vào lớp 6
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.