Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã chính thức khép lại nhưng dư âm của nó thì vẫn chưa hết 'nóng'. Bởi lẽ, theo không ít em thí sinh chia sẻ sau giờ thi, đề thi năm nay có độ dài và khó hơn rất nhiều so với năm 2017, thậm chí có em còn 'khóc ròng' khi ra về vì không làm được bài. TS Lê Tiến Hà - Giảng viên Vật lý Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên) đã có những chia sẻ với chúng tôi về kỳ thi quan trọng vừa qua.
TS Lê Tiến Hà - Giảng viên Vật lý Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên). Ảnh: NVCC. |
PV: Là một giáo viên dạy Vật lý, ông đã từng giải thử một đề thi môn Vật lý thi THPT quốc gia 2018 chưa và trong thời gian bao lâu?
TS Lê Tiến Hà: Hôm 26/6, sau khi hết giờ thi và nhận được đề thi môn Vật lý từ học sinh, tôi thử bấm đồng hồ để làm mã đề 219. Trong 10 phút đầu, tôi đã hoàn thiện 30 câu đầu một cách dễ dàng mà không gặp trở ngại gì. Ở 40 phút tiếp theo, tôi bắt đầu gặp khó khăn thực sự với các bài toán còn lại. Khó khăn không phải ở việc có lấy được đáp án hay không mà vấn đề ở chỗ, giải chi tiết như thế nào cho đúng nguyên tắc của một câu hỏi trắc nghiệm (đơn giản, gọn).
Thế nhưng có những câu đồ thị cần đến việc giải một hệ ba phương trình lượng giác để lấy nghiệm. Có bài thì không thể dùng một quy tắc toán học nào để giải lấy phương trình nghiệm nguyên. Tôi phải đoán số nguyên cần tìm theo kinh nghiệm luyện thi chuyên nghiệp 15 năm nay để lấy nghiệm.
PV: Vậy theo quan điểm cá nhận, ông nhận xét như thế nào về kỳ thi THPT 2018 vừa qua khi có nhiều thí sinh đã 'khóc thét' vì đề quá khó nên không làm hết?
TS Lê Tiến Hà: Thứ nhất, tôi thấy đây là một kỳ thi không cần thiết.
Thực tế mấy năm qua cho thấy, khi thi tốt nghiệp mà gần như 100% đỗ thì chúng ta tiến hành làm gì cho tốn tiền thuế của người dân. Tôi nghĩ nên giao việc xét tốt nghiệp cho các Sở GD&ĐT và nên coi nó như kỳ thi học kỳ mà thôi. Kỳ thi này sẽ khó có thể tuyển chọn được nhân tài bởi lẽ học sinh kém, khá, giỏi đều có khả năng 'khoanh lụi' như nhau Nói không ngoa khi cho rằng, có lẽ đây kỳ thi của sự hên - xui.
Thứ hai, đề thi chưa chuẩn mực. Về cơ bản khi làm đề, khi hoàn thiện thì các chủ khảo phải tiến hành kiểm tra tính khả thi của nó (test về ma trận, về trọng số...) để đảm bảo rằng, trong khoảng thời gian quy định thì học sinh khá có thể hoàn thiện được 70% nội dung, học sinh giỏi có thể hoàn thiện được 80 - 90% nội dung, và xuất sắc có thể đạt điểm tối đa.
Nhưng điều này đã không được làm tốt trong mấy năm vừa qua. Chính vì thế, đề thi sẽ không đánh giá đúng năng lực của học sinh, không bám sát nội dung chương trình THPT cũng như những kĩ năng mà học sinh có được khi học trên trường, trên lớp...
Có lẽ cũng chính vì sự không chuẩn mực này mà hơn 10 năm nay, Bộ GD&ĐT chưa một lần dám công bố lời giải chi tiết các đề mà Bộ đã cho thí sinh thi. Tôi tin chắc Bộ cũng không làm được bởi họ đâu có thể giải được trong thời gian ngắn như vậy.
Thí sinh tới làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ. |
Thứ ba, đây là một kỳ thi tốn kém. Nhiều lúc chúng ta nhầm tưởng bớt được một vài buổi thi, tổ chức thi ở địa phương sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn. Các vị đã nhầm, học sinh học 12 năm học để rồi kết thúc một đời học sinh với những phút tích bừa vô cảm là một sự lãng phí lớn. Tiết kiệm 'vài đồng tiền lẻ' rồi chọn người không đủ năng lực, phẩm chất để đào tạo là sự lãng phí lâu dài, tổn hại cho kinh tế, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
PV: Việc thi theo tổ hợp môn KHTN hoặc KHXH góp phần làm giảm tình trạng học lệch của học sinh, ông nghĩ sao về ý kiến này?
TS Lê Tiến Hà: Tôi không cho là như vậy, thậm chí ngược lại. Kỳ thi này còn tạo điều kiện cho học sinh học tủ, học lệch và không công bằng. Thí sinh thi tốt nghiệp sẽ bỏ qua các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD. Các em thi ban xã hội sẽ bỏ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Hơn nữa, việc giao cho các Sở GD&ĐT tự chấm bài học sinh của tỉnh mình thì không biết chuyện gì sẻ xảy ra.
Và cuối cùng, tôi chưa tin tưởng lắm vào năng lực quản lý của TS Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) có thể quản lý được một đội/nhóm giáo viên để cho ra một bộ đề thi đúng mực, có thể đánh giá tốt năng lực thực sự của học sinh. Vì tôi nhớ đồng chí đóng vai trò chính trong sự thất bại của kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐHQG năm nào; cây Xà Nu cao bao nhiêu mét; Thạch Sanh quê ở đâu...
Điều thú vị là mấy năm trước khi thi xong, học sinh tếu với nhau rằng "đề thi rất vừa sức với giáo viên". Còn năm nay, nhiều em nói "đề thi rất vừa sức với Bộ GD&ĐT".
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Từ cấu trúc đề thi THPT 2018 sẽ phải thay đổi cách dạy và học môn Khoa học xã hội ra sao?
Từ cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018, việc thay đổi cách dạy và học các môn Khoa học xã hội (KHXH) gồm Lịch ... |
Nhiều câu Toán tự luận trong đề thi đã được 'khoác' bằng 'cái vỏ' trắc nghiệm
Chuyên gia dạy Toán Lê Thống Nhất đã chỉ ra những điểm chưa thỏa đáng trong giải thích của Bộ GD&ĐT về độ khó của ... |
Chịu khó nắm bắt thời sự, sĩ tử có làm tốt được tổ hợp Lịch sử, Địa lý, GDCD thi THPT quốc gia?
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa khép lại. Vậy các sĩ chỉ cần nắm bắt tin tức thời sự có phải là đủ để ... |
'Đề thi THPT quốc gia 2018 khó không đồng nghĩa với phân hóa tốt'
Giáo viên Hóa học Vũ Khắc Ngọc cho rằng, đề thi khó không đồng nghĩa với phân hóa tốt theo cách lý giải của Bộ ... |
Bài thi THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn được chấm như thế nào?
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc chấm điểm bài thi THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn của thí sinh sẽ được thực hiện theo ... |
Bộ GD&ĐT đã biết nguyên nhân đề thi tổ hợp THPT quốc gia 2018 bị đưa lên mạng từ quá sớm
Chiều 27/6, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chính thức lên tiếng về nghi vấn đề thi tổ hợp THPT 2018 bị đưa lên mạng từ ... |
Giáo dục 05:05 | 21/07/2018
Giáo dục 13:36 | 05/07/2018
Giáo dục 08:02 | 02/07/2018
Giáo dục 05:10 | 02/07/2018
Giáo dục 04:19 | 02/07/2018
Giáo dục 23:32 | 01/07/2018
Giáo dục 07:47 | 01/07/2018
Giáo dục 00:00 | 01/07/2018