Gợi ý kế hoạch chi tiêu Black Friday 2022 cho doanh nghiệp nhỏ và khách hàng

Đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, nếu không lên kế hoạch chi tiêu Black Friday chi tiết thì rất khó để quản lý dòng tiền đang có và ngân sách cần chi. Do đó, hãy tìm hiểu một bản kế hoạch hoàn chỉnh để chi tiêu thông minh trong dịp đặc biệt này.

Chi tiết kế hoạch chi tiêu Black Friday của doanh nghiệp nhỏ 2022

Một doanh nghiệp cần có bản kế hoạch chi tiêu Black Friday thật cụ thể và bài bản để thực hiện chiến dịch giảm giá một cách hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao nhất, tránh rơi vào tình trạng ế ẩm dẫn đến lỗ vốn.

Tuy nhiên, với quy mô doanh nghiệp, người làm chủ phải "cân đo đong đếm" để hài hòa giữa nhiều yếu tố khác nhau, khiến chương trình ưu đãi trong ngày hội mua sắm này trở thành một bài toán nan giải, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ lẻ như kinh doanh quần áo, giày dép, mỹ phẩm hay phụ kiện.

Nếu bạn đang lúng túng vì chưa biết triển khai chương trình Black Friday cho doanh nghiệp của mình ra sao, hãy tham khảo bảng gợi ý sau đây và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với chủ trương, quy mô thực hiện và ngân sách dành cho dịp khuyến mãi này:

Hạng mục

Chi tiết hạng mục

Sản xuất

- Xác định số lượng hàng tồn kho cần bán

- Xác định số lượng hàng cần nhập/sản xuất mới

Vận chuyển

- Lựa chọn đơn vị vận chuyển từ xưởng/kho đến từng cửa hàng hoặc chi nhánh

- Lựa chọn dịch vụ vận chuyển dành cho khách hàng đặt giao hàng, đặt mua online

Sản phẩm

- Đánh dấu danh mục những mặt hàng giảm giá

- Lên kế hoạch bố trí vị trí các kệ hàng sao cho phù hợp với hành vi mua sắm của khách hàng

- Bày trí thêm những mẫu mã mới ra mắt để đánh vào thị hiếu khách hàng

Marketing

- Xác định concept và slogan của thương hiệu trong chiến dịch Black Friday

- Lên kế hoạch về nội dung để đăng tải fanpage, website hoặc chạy quảng cáo theo đúng concept

- Truyền thông qua hình ảnh, video và các sự kiện tại cửa hàng hay qua kênh online (điển hình như bốc thăm trúng thưởng, mini game giải câu chữ, share bài nhận quà,...)

- Lên ý tưởng trang trí cửa hàng thông qua banner, standee, bảng giá sale, hình ảnh tại từng quầy, bong bóng trang trí,...

Nhân lực

- Phân công nhóm nhân viên tư vấn offline và online

- Phân công nhóm nhân viên bán hàng tại quầy

- Thuê nhân viên PG tại cửa hàng

- Thuê người mẫu quảng cáo

Căn cứ vào những hạng mục trên, bạn sẽ dễ dàng phân bổ ngân sách chiến dịch Black Friday cho từng nhóm ứng với những nhiệm vụ cụ thể. Việc xác định rõ ràng từng khoản chi phí sẽ giúp bạn không phải lo lắng vấn đề thiếu trước hụt sau mà vẫn đảm bảo doanh nghiệp chi tiêu trong hạn mức cho phép.

Song song đó, việc đo lường hiệu quả đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi thực hiện chương trình khuyến mãi Black Friday. Chính vì vậy, bạn cũng cần lên một bảng cân đối ngân sách, gồm các phần dự chi, dự thu, thực chi, thực thu và lợi nhuận, để đánh giá chiến dịch theo cách cụ thể và hợp lý nhất.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

*Ngân sách mà doanh nghiệp dành cho Black Friday: 150 triệu đồng

Hạng mục

Dự chi

Dự thu

Thực chi

Thực thu

Lợi nhuận

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản phẩm

60

 

65

   

Vận chuyển

10

10

Marketing

30

25

Nhân lực

50

50

TỔNG

150

190

150

200

50

*Lưu ý, bảng chỉ mang tính chất tham khảo để minh họa chi phí các hạng mục. Lợi nhuận nêu trên chỉ từ chương trình Black Friday, chưa tính chi phí vận hành và các khoản phí khác.

Ảnh: Thảo Vy

Tham khảo kế hoạch chi tiêu Black Friday với khách hàng 2022

Tùy thuộc vào từng đối tượng người tiêu dùng mà sẽ có kế hoạch chi tiêu phù hợp cho ngày Black Friday. Ở đây, cùng phân tích và tham khảo mẫu kế hoạch dành cho sinh viên và dành cho người đã đi làm:

Kế hoạch chi tiêu Black Friday cho sinh viên

Với sinh viên, Black Friday có thể được coi là một dịp siêu hấp dẫn để “săn” những món đồ “xịn” với giá cực “hời”.

Tuy nhiên, với ngân sách eo hẹp - có được từ sự chu cấp của cha mẹ hoặc làm part-time ngoài giờ học, các bạn sinh viên thường tiếc nuối mà bỏ qua một món đồ yêu thích nào đó ở các gian hàng sale.

Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để vừa có thể tận hưởng ưu đãi “khủng” trong dịp Black Friday mà vẫn nằm trong phạm vi ngân sách cho phép cho “hội còn ăn học”.

Trước hết, bạn cần liệt kê ra tất cả những món mà mình đang muốn mua, sau đó xác định mức độ cần thiết và lý do phải mua món đó. Nếu lý do thuyết phục, bạn sẽ cho món đó vào danh sách mình sẽ mua.

Có như vậy, bạn sẽ làm gọn được “giỏ hàng” của mình trong dịp Black Friday theo cách khôn ngoan nhất, tránh chi tiêu quá đà vượt quá khoản tiền hiện có để không phải rơi vào “tình trạng ăn mì gói” vào cuối tháng.

Ngoài ra, còn có một cách nữa mà các bạn sinh viên có thể áp dụng, đó là xác định một khoản tiền dành cho mục đích mua sắm trong dịp Black Friday, rồi sau đó chia nhỏ khoản này ra cho từng món hàng và tìm sản phẩm có giá tương ứng. Đối với cách này, mỗi loại hàng thông thường bạn sẽ mua được 1 món.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

1. Khoản tiền đang có trong tháng này: 5.000.000 đồng

2. Khoản tiền dự kiến dành cho mua sắm dịp Black Friday: 1.200.000 đồng

3. Bảng kế hoạch chi tiêu Black Friday:

*Theo cách 1:

Món đang muốn mua

Mức độ cần thiết

Mua hay không, lý do

Dự chi

Sách bổ sung kiến thức, dụng cụ học tập

Rất cần

Mua, để chuẩn bị thi cuối kỳ

500.000

Quần áo

Không quá cần

Không, đợi lại đợt sale gần Tết

-

Giày dép

Không quá cần

Không, đợi lại đợt sale gần Tết

-

Sữa tắm, kem chống nắng

Cần

Mua, vì đã dùng hết

400.000

Tai nghe

Rất cần

Mua, để luyện nghe tiếng Anh

300.000

TỔNG DỰ CHI (đã tính ưu đãi Black Friday)

1.200.000

*Theo cách 2:

Món cần mua

Dự chi

Quần áo

300.000

Giày dép

200.000

Phụ kiện

100.000

Đồ skincare

300.000

Đồ dùng học tập

300.000

TỔNG DỰ CHI (đã tính ưu đãi Black Friday)

1.200.000

Kế hoạch chi tiêu Black Friday cho người đi làm

Khác với sinh viên, phần lớn người đi làm sẽ thoải mái hơn mặt tài chính. Song, vì không còn vô lo như thời đi học, người đi làm còn phân tách khoản thu nhập của mình cho nhiều mục đích khác nhau.

Chính vì vậy, nếu như không biết tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiêu cụ thể thì bạn cũng sẽ không tránh khỏi tình trạng “vung tay quá trán” khi mua sắm, từ đó phải rơi vào cảnh vay mượn để ăn uống, sinh hoạt.

Có rất nhiều cách để quản lý tài chính cá nhân, trong đó phương pháp 50 - 30 - 20 được nhiều người áp dụng nhờ vào tính thực tế và độ sâu sát cao. Căn cứ vào quy tắc này, khoản tiền dành cho mua sắm vào dịp Black Friday rơi vào khoảng 30, tức 30% của tổng thu nhập thực tế hàng tháng (50% là chi phí cố định và 20% là tiết kiệm).

Như vậy, khi lên kế hoạch chi tiêu cho Black Friday, bạn cần dựa vào con số này và điều chỉnh nhẹ sao cho không thâm hụt qua hai khoản còn lại.

Với người đi làm, bảng kế hoạch mua sắm có phần khác so với lứa sinh viên. Vì sự chỉn chu nhất định cần có khi ra ngoài giao tiếp bạn bè hay gặp gỡ đối tác, người đi làm thường quan tâm đến thương hiệu của món đồ đó rồi xác định nên mua bao nhiêu món cho vừa vặn với ngân sách.

Đồng thời, việc xác định thương hiệu mà mình định mua cũng giúp bạn theo dõi và đánh giá được đâu là “thời điểm vàng” để mua sắm với giá tốt nhất, dễ dàng có được mặt hàng mình yêu thích mà không phải cạnh tranh quá nhiều.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

1. Khoản tiền lương tháng này: 10.000.000 đồng

2. Khoản tiền dự kiến dành cho mua sắm dịp Black Friday: 3.000.000 đồng

3. Bảng kế hoạch chi tiêu Black Friday:

Món cần mua

Thương hiệu

Dự chi

Áo blazer

MARC

600.000

Giày cao gót

Juno

450.000

Túi xách

Vascara

700.000

Son

3CE

300.000

Nước hoa

Armaf

950.000

TỔNG DỰ CHI (đã tính ưu đãi Black Friday)

3.000.000

a

Ảnh: Thảo Vy

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.