![]() |
Bí quyết của mẹ có con 1 tuổi tự xúc thìa, 2 tuổi biết dùng đũa |
![]() |
Con ăn ngon nhờ mẹ khéo lưu trữ và chế biến đồ ăn đúng cách |
Chị Thu Hiền (TP HCM) không những đảm đang chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn, chị còn tự nghĩ ra những cái tên thú vị để đặt cho các món ăn làm quà tặng mỗi ngày cho con gái yêu của mình.
![]() |
Chị Thu Hiền cùng bé Lưu Ly. (Ảnh: NVCC) |
Bé Nguyễn Ngọc Lưu Ly ăn dặm đến nay đã được 4 tháng. Cũng như nhiều bà mẹ trẻ khác, chị Hiền cũng tìm hiểu rất nhiều về các phương pháp ăn dặm cho con. Sau nhiều lần thử nghiệm các phương pháp khác nhau, em bé tỏ ra thích thú với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống.
Chị Hiền chia sẻ, “2 ngày đầu tiên mình chỉ cho con ăn cháo trắng nấu tỉ lệ 1 gạo:10 nước, rây nhuyễn. Bé ăn được khoảng 2 muỗng (5ml) là được. Ngày thứ 3 tăng lên 4 muỗng, cứ vậy tăng dần lên. Trộm vía, bé hợp tác rất tốt và tỏ ra yêu thích với đồ ăn mẹ nấu”.
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống, chị Thu Hiền đặt ra những yêu cầu, nguyên tắc và mục tiêu nhất định:
Yêu cầu:
Bữa ăn dặm của bé bao gồm: Tinh bột (cháo, mì, bánh mì) + chất xơ (rau, củ, quả) + đạm (trứng, thịt, cá).
Giai đoạn 1: (5-6 tháng) chỉ cho bé ăn cá thịt trắng.
Giai đoạn 2: (7-8 tháng) có thể cho ăn cá, thịt đỏ.
Giai đoạn 3: (9-11 tháng) có thể cho ăn thêm tôm.
Cho bé ăn riêng từng món giúp bé cảm nhận và phân biệt mùi vị, từ đó biết bé thích hay không thích món nào.
Nguyên tắc:
- Không ép bé ăn khi bé không thích, luôn tươi cười với bé trong suốt bữa ăn.
- Cho bé ăn khi bé vui và thoải mái.
- Món nào bé không thích có thể dừng và thử lại vào 3 ngày sau.
- Mỗi bữa ăn không lâu hơn 20 phút.
- Bé tỏ thái độ không hợp tác thì dừng ngay và cho bú sữa ngay sau đó.
- Lúc ăn không bế rong khắp nơi, khua chiên múa trống, la hét ầm ĩ kiểu 4:2:1 (2 ông bà nội ngoại và bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ). Có thể động viên, cổ vũ bé ăn.
Mục tiêu:
- Cho bé quen dần mùi vị, phấn đấu đến 2 năm có thể ăn chung với bố mẹ.
- Rèn phản xạ nhai cho bé theo từng cấp độ thô.
Chị Thu Hiền không gặp nhiều khó khăn trong quá trình cho bé ăn dặm, tuy nhiên cũng có những lúc bé không chịu hợp tác hoặc tỏ ra không thích ăn, lời khuyên chị đưa ra là mẹ cần kiên trì, nhẫn nại và ghi nhớ để chiều theo sở thích, nhu cầu ăn của bé. Tuyệt đối không ép bé ăn để mỗi bữa ăn với cả con và mẹ là những trải nghiệm thú vị.
Dưới đây là thực đơn một số món ăn dặm mà chị Hiền áp dụng nấu cho bé Lilly, mời các mẹ tham khảo:
Thực đơn số 1: Bánh sandwich sữa
![]() |
Bánh sandwich sữa. (Ảnh: NVCC) |
Đây là món khoái khẩu của Lilly, ăn hẳn 1 chén 120ml trong 5 phút.
Chuẩn bị:
+ 2-3 miếng bánh sandwich đã bỏ bìa.
+ 50-120ml sữa mẹ.
Cách làm:
Xé nhỏ bánh mì cho vào sữa, chờ 10 phút cho bánh mì thấm sữa và mềm.
Cho lên bếp đun chớm sôi rồi cho vào rây, rây thật mịn.
Thực đơn số 2: Cháo mồng tơi, đậu hũ
![]() |
Cháo mồng tơi, đậu hũ. (Ảnh: NVCC) |
Chuẩn bị:
+ 4-5 lá mồng tơi sạch.
+ 1 miếng đậu hũ .
+ 1/2 thìa cà phê hạt Chia.
Cách làm:
Luộc rau mồng tơi vơi 1 tí nước, xong dùng nước này để nấu cháo, cháo sẽ có màu xanh nhạt rất đẹp (Nhớ để lại ít nước luộc rau để xay rau).
Phần rau vừa luộc xong, cho vào xay cùng đậu hũ và hạt chia cùng với ít nước luộc rau. Xay thật nhuyễn.
Cho cháo ra chén, sau đó cho lên mặt cháo hỗn hợp vừa xay.
Thực đơn số 3: Cháo khoai tây đậu hũ
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Cách làm:
1/4 củ khoai tây Đà Lạt gọt sạch vỏ, chọn củ nhỏ, không mầm.
Ngâm qua nước muối loãng 15p cho an toàn.
Cho vào luộc chín.
Dùng nước luộc khoai để nấu cháo.
Nếu là bé mới tập ăn dặm thì tỉ lệ 1 gạo:10 nước. (4-5 tháng).
Nếu bé đã tập ăn từ trước và ăn thành thạo thì 1 gạo:7 nước (5-6 tháng).
Cháo và khoai đều chín. Cho thêm khoảng 5g đậu hũ vào rây mịn.
Cháo rất thơm và dễ ăn. Thời điểm này các bé chưa ăn được thịt, cá, hải sản... nên đậu hũ là nguồn cung cấp protein rất dồi dào.
Thực đơn số 4: Yến mạch + Mồng tơi, đậu hũ, hạt chia
![]() |
Yến mạch + Mồng tơi, đậu hũ, hạt chia. |
Cách làm:
Yến mạch Mỹ quaker hoặc loại tuỳ ý, loại ăn liền, xay nhuyễn.
Cho 1 ít nước vào, nấu chín lại 1 lần nữa. Yến mạch nở nhiều, nên nhớ cho nhiều nước để nấu, hoặc có thể châm thêm từ từ.
Mồng tơi rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, xong xay nhuyễn cùng với đậu hũ và hạt chia.
Có thể trộn chung hoặc cho ăn riêng 2 phần vừa làm.
Thực đơn số 5: Cháo gạo + đậu Hà Lan, hạt sen, đậu hũ
![]() |
Cháo gạo + đậu Hà Lan, hạt sen, đậu hũ. |
Cách làm:
Nấu chín hạt sen, đậu Hà Lan với nước.
Nếu nấu chung thì lưu ý là hạt sen lâu chín hơn đậu Hà Lan.
Dùng nước luộc đậu nấu cháo tỉ lệ 1 gạo:7 nước.
Rây mịn cháo và đậu, hạt. Trộn lẫn hoặc cho ăn riêng nếu muốn.
Thực đơn số 6: Ngũ cốc dinh dưỡng + sữa mẹ
![]() |
Ngũ cốc dinh dưỡng + sữa mẹ. |
Sữa mẹ hâm nóng khoảng 40-50 độ.
Cho 4-5m ngũ cốc ra chén, sau đó đổ từ từ sữa vào, khuấy đều.
Không nên khuấy quá đặc sẽ khó ăn và ngán.
Bé được 6 tháng. Hạt chia không cần xay. Ngũ cốc cơ bản đã mịn nên không cần xay lại, nhưng nếu mẹ nào cẩn thận thận hơn có thể xay lại bằng máy xay sinh tố. Bột béo và thơm nên bé rất thích.
Thực đơn số 7: Cháo bí đỏ, cà rốt, hạt sen, đậu hũ, sữa mẹ
![]() |
Cháo bí đỏ, cà rốt, hạt sen, đậu hũ, sữa mẹ. (Ảnh: NVCC) |
Nguyên liệu: Bí đỏ, cà rốt, hạt sen, đậu hũ, sữa mẹ.
Cách làm:
Nấu chín các nguyên liệu như trong hình.
Tán nhuyễn cũng với đậu hũ, sau đó cho thêm sữa mẹ, khuấy đều, và cho bé măm.
Đảm bảo bé sẽ thích vị ngọt của bí đỏ lắm đấy.
Thực đơn số 8:
![]() |
Cháo trứng, cà rốt nghiền trộn sữa mẹ, khoai lang tím trộn sữa mẹ. |
Cháo trứng.
Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ.
Khoai lang tím nghiền mix sữa mẹ.
Thực hiện:
Cháo trứng:
Cháo nấu tỉ lệ 1:5, nghiền nhuyễn với 3 muỗng dashi rau củ.
Trứng gà luộc vừa chín, nghiền 1/2 lòng đỏ, rắc lên cháo.
Không nên cho bé ăn quá nhiều trứng nhé mẹ, 1 tuần chỉ nên cho bé ăn 1-1,5 lòng đỏ thôi.
Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ:
Carot gọt vỏ, rữa sạch, hấp chín, nghiền nhuyễn.
Cho sữa mẹ vào trộn đều.
Khoai lang trộn sữa mẹ:
Tương tự cà rốt.
Thực đơn số 9:
![]() |
Mì Nuk nghiền nấu bằng nước dashi cá bào + Tảo bẹ.
Khoai tây nghiền mix sữa mẹ.
Thực đơn số 10:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Cháo lòng đỏ trứng mix dashi cá bào + Tảo bẹ.
Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ.
Khoai lang tím trộn sữa mẹ.
Thực đơn số 11:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Nui nghiền trộn dashi rau củ + Dashi cá bào + Tảo bẹ.
Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ.
Rau ngót nghiền trộn dashi cá bào + Tảo bẹ.
Thực đơn số 12:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Cháo chà bông gà (tự làm).
Khoai tây nghiền trộn sữa mẹ.
Cà chua nghiền.
Thực đơn số 13:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Bông cải xanh nghiền + dashi cá bào.
Bí đỏ nghiền trộn đậu hũ và sữa mẹ.
Cháo gạo rây + lòng đỏ trứng.
Váng sữa Monte hương vani.
Thực đơn số 14:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Cháo diêm mạch + Bột Hipp vị táo tây.
Nấu chín diêm mạch như nấu cháo gạo.
Rây nhuyễn
Pha bột Hipp xong cho diêm mạch đã rây vào trộn đều.
Diêm mạch là nữ hoàng của các loại hạt, rất thích hợp cho bé trên 6 tháng tuổi ăn dặm.
Thực đơn số 15:
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
1. Cháo hạnh nhân + óc chó + nước luộc thịt nạc + dashi cá bào.
2. Cháo lòng đỏ trứng (1/2c) + súp lơ xanh.
3. Phomai 1 miếng.
Thực đơn số 16: Cháo gạo lứt + thịt gà + bí đỏ
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Hầm gạo lứt thật nhuyễn. Gà hầm lấy nước. Thịt gà thăn băm cực nhuyễn. Bí đỏ nấu chín, rây nhuyễn
Chế biến:
Cho cháo vào nước hầm gà, nấu sôi.
Cho bí đỏ và thịt băm vào sau. Mục đích là để bé ăn riêng biệt, không vì 1 thành phần nào đó mà bỏ cả chén cháo, cũng để quan sát xem bé có bị dị ứng với thành phần nào không.
Thực đơn số 17: Cháo tôm, trứng gà ta, đậu cô ve
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Tôm hấp, trứng gà, đậu cô ve luộc chín.
Tôm xay nhuyễn, trứng gà chỉ lấy 1/3 lòng đỏ rây mịn, đậu cô ve xay nhuyễn với tí nước.
Cháo nấu tỉ lệ 1:7, nguyên hạt, cho thêm chút dashi cá bào để cháo dậy mùi.
![]() |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên cho con
Rất nhiều mẹ bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm trong tháng đầu tiên, vì không biết phải bắt đầu từ đâu, cho ăn ... |
![]() |
Cách nấu nước dùng dashi từ rau củ quả cho bé đang ăn dặm
Chị Vũ Thùy An (Đồng Tháp) chia sẻ cách nấu nước dùng dashi từ rau củ quả cho bé đang ăn dặm. |