Hà Nội muốn vay hơn 30.500 tỉ ODA làm metro qua hồ Gươm

Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn qua Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được Hà Nội dự kiến đưa vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay, với mức vay ODA khoảng 30.572 tỉ đồng.

UBND Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về việc đưa dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương.

Dự án này đã một hiệp định vay vốn năm 2009 giữa đại diện Chính phủ Việt Nam (Bộ Tài chính) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), với khoản vay 14,688 tỉ yên. Các hiệp định vay vốn bổ sung sẽ được thực hiện theo tiến độ triển khai dự án.

Hà Nội muốn vay hơn 30.500 tỉ ODA làm metro qua hồ Gươm - Ảnh 1.

Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 sẽ chậm tiến độ 12 năm so với dự kiến ban đầu. Ảnh: Việt Hùng.

Theo đánh giá của thành phố, việc sử dụng nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của JICA để đầu tư thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay là phù hợp do nguồn vốn này có thời gian ân hạn 10 năm, thời gian hoàn trả 30 năm, lãi suất vay vốn thấp hơn (0,1-0,2%/năm) so với huy động từ trái phiếu chính quyền địa phương (khoảng 7-8%/năm).

Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 có tổng mức đầu tư 195.365 triệu yên (khoảng 35.678 tỉ đồng), thời gian thực hiện dự kiến chủ yếu trong giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, thành phố dự kiến vay vốn ODA với mức 167.226 triệu yên (khoảng 30.572 tỉ đồng, chiếm 85,6% tổng mức đầu tư). Còn lại khoảng 5.100 tỉ đồng là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.

Về phương án trả nợ, UBND Hà Nội cho biết trong giai đoạn 2021-2025, tổng số nợ phải trả là 0 đồng do đang trong thời gian ân hạn. Các nguồn vay và trả nợ gốc trong giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo sẽ được cân đối để đảm bảo dự án không làm tổng dư nợ vay của TP vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương.

Hà Nội khẳng định các phương án vay vốn và trả nợ sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn tiếp theo sau khi dự án được phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và các hiệp định vay vốn được chính thức.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2008, với quy mô xây dựng dài 11,5 km. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

Tổng mức đầu tư được UBND Hà Nội phê duyệt lần đầu 19.555 tỉ đồng. Tuy nhiên, mới đây, UBND TP đã báo cáo Thủ tướng xin phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 35.678 tỉ đồng, tăng 16.123 tỉ đồng (82%) so với ban đầu. Tổng chi phí đầu tư mỗi km sau khi điều chỉnh là 143 triệu USD.

Theo giải của thành phố, tổng mức đầu tư thay đổi do quy mô đầu tư tăng hơn 1.800 tỉ đồng, tỉ giá tăng quy đổi cũng tăng 2.200 tỉ đồng, chưa kể giá nguyên liệu, vật tư, nhân công, thiết bị, trượt giá hơn 6.700 tỉ đồng và hơn 5.300 tỉ liên quan thay đổi chế độ chính sách - chi phí quản

Do dự án phải thực hiện một loạt điều chỉnh nên tiến độ hoàn thành được đề xuất lùi đến năm 2027, chậm 12 năm so với dự kiến ban đầu.

Tuyến của dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 có hướng từ Khu đô thị Nam Thăng Long, theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối trên phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).

Dự án có 7 ga ngầm và 3 ga trên cao, trong đó có ga C9 đặt tại hồ Gươm - là địa điểm tạo ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía chuyên gia và các cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua.

Tag:
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.