Hà Nội vào cuộc xử lý tranh chấp chung cư

Cơ quan quản lý nhấn mạnh những chủ đầu tư để tranh chấp kéo dài sẽ không được xem xét đầu tư các dự án mới.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư thương mại và chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố.

Với các chung cư thương mại chưa thành lập ban quản trị, không có kinh phí bảo trì..., UBND các quận, huyện phải kiểm tra, đôn đốc xử lý. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện đối với các chung cư chưa đủ điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư (có thể do chưa đủ hộ dân, số người tham dự không đạt tỷ lệ...). Những nội dung này cần phải báo cáo Sở Xây dựng để cơ quan này kiểm tra, hướng dẫn.

Với tất cả những trường hợp này, lãnh đạo thành phố yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện tổng hợp, xử lý theo quy định, đồng thời lập danh sách theo dõi để báo cáo UBND thành phố xem xét năng lực nhà đầu tư khi giải quyết đề xuất đầu tư các dự án khác. L

ãnh đạo thành phố cũng nêu rõ, Sở Tài nguyên & Môi trường không được đề xuất giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách theo dõi nói trên.

Trong khi đó, theo UBND thành phố, các chủ đầu tư phải thực hiện phần trách nhiệm đã được pháp luật quy định và các nội dung trên phải hoàn thành trong quý III.

UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng tổ chức hội nghi tập huấn quy định của pháp luật, hồ sơ, trình tự, thủ tục bàn giao hồ sơ nhà chung cư, bàn giao kinh phí bảo trì, công tác quản lý vận hành, xác định và bàn giao diện tích sở hữu chung theo quy định cho các ban quản trị nhà chung cư đã được thành lập tại từng quận, huyện. Công tác này phải hoàn thành trong quý III.

Việc tập huấn cho các ban quản trị của các tòa nhà còn lại, Sở Xây dựng phải hoàn thành trước tháng 11, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn UBND các quận, huyện trong việc triển khai biện pháp xử lý với các trường hợp chậm triển khai.

UBND thành phố cũng giao UBND các quận, huyện triển khai việc kiểm tra, quản lý về phòng cháy chữa cháy.

"Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung trên, trước hết là xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể cho các toà nhà không thể khắc phục do liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hoàn thành trước tháng 9. Các nội dung khác phải hoàn thành trong quý III", văn bản nhấn mạnh.

Cơ quan này cũng chỉ đạo các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi giải quyết các hồ sơ có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình cao tầng phải kiểm tra, làm rõ vấn đề kết nối giao thông và khả năng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường giao thông phục vụ chữa cháy, thẩm duyệt chặt chẽ các giải pháp, thiết kế về phòng cháy chữa cháy trước khi cho phép chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo.

Trước đó, theo Bộ Xây dựng hiện có 215 dự án xảy ra khiếu nại, gần một nửa xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân hoặc giữa các chủ thể liên quan trong phạm vi dự án.

Tranh chấp về phần diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng: nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích kinh doanh cho thuê… là một trong những tranh chấp gay gắt thời gian qua.

ha noi vao cuoc xu ly tranh chap chung cu Chế tài xử lý chủ đầu tư trong các vụ 'tranh chấp phí bảo trì chung cư'

Nếu có bằng chứng về việc CĐT cố tình chiếm đoạt số tiền kinh phí bảo trì, thì những hành vi này rất có thể ...

ha noi vao cuoc xu ly tranh chap chung cu Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ về tranh chấp chung cư

108 dự án xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân, trong đó hai phần ba liên quan đến diện tích chung ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.