Hải Dương: Thông tin sư thầy yêu cầu 20 cô gái chưa chồng đứng đón khi về làm lễ là thất thiệt

Ông Phạm Văn Hiệu, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Châu Quan, xã Đoàn Kết (Hải Dương) xác nhận, thôn Châu Quan có mời sư thầy về làm lễ nhưng thông tin sư thầy yêu cầu 20 cô gái chưa chồng đứng đón là thất thiệt.

Mới đây, một tài khoản facebook đã đăng tải lên trên mạng xã hội về việc được cho là tại địa phương của anh này đang tổ chức quyên góp các gia đình trong thôn 300 triệu đồng để mời sư thầy về làm lễ ''mở cửa ngục" cho cả làng vào ngày 12-14/7 Âm lịch (tức ngày 2-4/9 Dương lịch).

Ngoài số tiền lớn, điều khiến cư dân mạng chú ý và tranh cãi gay gắt là việc vị sư thầy này còn yêu cầu phải có 20 cô gái chưa chồng đứng đón từ cổng chùa vào chùa.

Được biết, vụ việc trên diễn ra ở thôn Châu Quan, xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

hai duong thong tin su thay yeu cau 20 co gai chua chong dung don khi ve lam le la that thiet
Nội dung chia trẻ trên mạng xã hội

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Phạm Xuân Luân, Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) cho biết, sự việc mời sư thầy về làm lễ Vu Lan ở chùa thuộc thôn Châu Quan, xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) là có thật nhưng không hoàn toàn giống như những gì trên mạng xã hội thông tin.

Ông Luân cho biết thêm, vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, nhân dân thôn Châu Quan đã tu sửa lại ngôi chùa của thôn khang trang, sạch sẽ hơn.

“Vào mùa lễ Vu Lan năm nay (2017), các cụ trong hội người cao tuổi của thôn tự đứng lên quyên góp nhân dân trong thôn, mỗi người 50.000 – 100.000 đồng để tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu. Thông tin chi phí mời sư thầy về làm lễ hết 300 triệu là không đúng”, ông Luân nói.

Ông Phạm Văn Hiệu, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Châu Quan, xã Đoàn Kết cũng khẳng định thông tin mời sư thầy về làm lễ ở chùa Châu Quan hết 300 triệu đồng là không đúng. Sư thầy về làm lễ Vu Lan cho nhân dân không mất chi phí gì, mọi chi phí sư thầy tự lo liệu hết.

"Thông tin sư thầy yêu cầu bố trí 20 cô gái chưa chồng để đón sư thầy từ cổng chùa vào cũng là thất thiệt. Thực tế, để buổi tiếp đón quan khách được chu đáo, thôn có bố trí 20 người tiếp đón. Và cũng phải nói rõ, đó là 20 học sinh đang học cấp 2, cấp 3 mặc trang phục phật tử, với nhiệm vụ đón tiếp và thực hiện nghi thức cài hoa lên áo cho người dân và quan khách trong lễ Vu Lan", ông Hiệu nói.

Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày lễ lớn đối với Phật giáo mà đó còn là ngày để người Việt thể hiện đạo lý, lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ông bà, những người thân trong gia đình từ đó, sống có trách nhiệm, đạo lý với gia đình hơn.
hai duong thong tin su thay yeu cau 20 co gai chua chong dung don khi ve lam le la that thiet Lễ Vu Lan: Gửi nguyện cầu theo cánh hoa đăng

Những lời ước nguyện bình an được hàng ngàn người dân Sài Gòn viết lên cánh hoa đăng thả theo dòng nước. Tất cả đều ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.