Hàng nghìn doanh nghiệp lao vào khẩu trang, Trung Quốc có thể xuất khẩu trang y tế sang các nước đang có dịch Covid-19

Trung Quốc có thể sẽ xuất khẩu bớt khẩu trang, trước tình hình virus đang chuyển hướng lây lan sang các quốc gia khác, trong khi lượng sản xuất khẩu trang trong nước đang có xu hướng dư thừa, do số ca nhiễm giảm.
Sản xuất ồ ạt khẩu trang y tế, Trung Quốc có ý định xuất khẩu sang các nước đang có dịch bệnh - Ảnh 1.

Sản lượng sản xuất khẩu trang mỗi ngày của Trung Quốc đạt tới 116 triệu chiếc vào thứ Bảy, gấp 12 lần so với ngày 1/2, do các nhà máy sản xuất thực hiện dây chuyền sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết. (Ảnh: Xinhua).

Nguy cơ thừa khẩu trang khi dịch bệnh được đẩy lùi

Trung Quốc đã tăng cường khả năng sản xuất khẩu trang lên gấp 5 lần trong vòng một tháng, trước bối cảnh nỗi sợ Covid-19 toàn cầu. Chiến công sản xuất khẩu trang đang làm dấy lên mối lo ngại về việc thừa mặt hàng này, khi các ca nhiễm bệnh giảm dần.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, tổng công suất mỗi ngày trong tháng 2 đã tăng từ 20 triệu vào đầu tháng lên 110 triệu đơn vị vào cuối tháng. Với tốc độ sản xuất như trên, quốc gia này đã sản xuất ra mặt hàng khẩu trang gấp 10 lần khối lượng sản xuất trong năm 2019.

Theo Gao Shen, một nhà phân tích ngành sản xuất độc lập có trụ sở tại Thượng Hải: "Thật vô nghĩa khi sản xuất khẩu trang ồ ạt như vậy. Tỉ suất lợi nhuận của việc kinh doanh này đang cực kì thấp, còn nhu cầu thì sẽ giảm đi khi dịch bệnh được đẩy lùi".

Virus đã lây nhiễm cho hơn 170.000 người trên toàn thế giới, và gây tử vong cho ít nhất 6.664 người. Trong khi các ca nhiễm bệnh gần đây ở Trung Quốc đại lục đã giảm tốc, thì virus lại lây lan ở các nước châu Âu và Mỹ, điều này đã tạo nên sự hoảng loạn và gây nên sự biến động tồi tệ nhất cho cổ phiếu trên toàn thế giới kể từ tháng 10/2008.

Các công ty quy mô nhỏ không nên tham gia vào sản xuất khẩu trang

Cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất trong hai thập kỉ đang khiến cho 3.000 doanh nghiệp mới tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất khẩu trang trong năm nay, theo thông tin của tờ Sina. Trước đó, nước này đã có 4.000 doanh nghiệp sản xuất 4.2 tỉ chiếc khẩu trang vào năm ngoái, tương đương với 50% sản lượng trên thế giới.

Trong số những nhà sản xuất mới tham gia có sự góp mặt của các công ty lớn như: hãng sản xuất xe hơi BYD và SAIC-GM-Wending, hãng lắp ráp iPhone Foxconn và nhà sản xuất dầu khí Sinopec.

Chủ tịch kiêm nhà sáng lập BYD, Wang Chuanfu, đã lãnh đạo một nhóm gồm 3.000 kĩ sư làm việc suốt ngày đêm, để xây dựng một nhà máy ở Thâm Quyến vào cuối tuần qua. Nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất quốc gia sẽ lắp đặt dây chuyền lớn nhất thế giới, với công suất là 5 triệu khẩu trang mỗi ngày.

SAIC-GM-Wuling, một công ty liên doanh của General Motors tại Trung Quốc, cho biết tháng trước, năng lực sản xuất tại Quảng Tây đã đạt 1,7 triệu khẩu trang mỗi ngày.

Ông Gao cũng cho biết: "Trung Quốc có thể sẽ nhân cơ hội này để xuất khẩu sản lượng khẩu trang dư thừa, trước tình hình virus đang chuyển hướng lây lan sang các quốc gia khác. Câu hỏi đặt ra lúc này là dịch bệnh sẽ còn kéo dài trong bao lâu trên toàn thế giới.

Một số công ty ở Hong Kong, như New World Development và chủ sở hữu của HKTV Mall, cũng đã bước vào cuộc chơi. Tuy nhiên, họ tỏ ra thất vọng vì những khúc mắc trong chuỗi cung ứng ở Trung Quốc trước tình hình đóng cửa biên giới ở các quốc gia khác, làm tê liệt lĩnh vực hậu cần.

Các cơ sở sản xuất mới tăng giá khẩu trang một cách nhanh chóng ở Trung Quốc đại lục và trên toàn khu vực, do sự hoảng loạn mua sắm của người dân khi nỗi sợ hãi gia tăng. Một chiếc khẩu trang y tế thường có giá 0,46 nhân dân tệ (tương đương với khoảng 1.500 đồng) giờ đã đạt mức 5 nhân dân tệ (tương đương với 16.500 đồng) được các đại lí niêm yết trên một số trang web thương mại điện tử vào tháng 1. Với các nhà sản xuất, lợi nhuận từ mỗi chiếc khẩu trang chỉ đạt 0,005 nhân dân tệ.

Wu Shengrong, Chủ tịch của Shanghai Dasheng Mask, đơn vị sản xuất 200.000 chiếc khẩu trang mỗi ngày, cho biết: "Ngưỡng sản xuất khẩu trang y tế khá cao, do các ban lãnh đạo đặt ra yêu cầu cao đối với kĩ năng của công nhân và sự an toàn trong quy trình sản xuất. Không nên để cho các công ty có quy mô nhỏ chuyển sang lĩnh vực kinh doanh này".

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.