Hàng 'xa xỉ phẩm' đua lên ứng dụng, cạnh tranh mạnh từ một cú chạm tay

Sự phục hồi mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang được xem là tín hiệu tốt của thị trường nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng khởi sắc lại sau đại dịch. Trong đó, việc chú trọng nền tảng số vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu.

Trong bối cảnh thị trường được mở rộng, việc các thương hiệu thời trang chuyển mình lên ứng dụng số cũng đáng ghi nhận khi hàng loạt các thương hiệu đều đã có website lẫn ứng dụng riêng để thu hút người dùng mua sắm.

Theo Business Wire, các yếu tố như tăng chi tiêu của thế hệ Millennials (18-35 tuổi) cho hàng hóa xa xỉ cá nhân và sự gia tăng dân số phụ nữ đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường Luxury ở APAC. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia trong khu vực đạt mức tăng trưởng GDP dương vào năm 2020.

Hàng 'xa xỉ phẩm' đua lên ứng dụng, cạnh tranh mạnh từ một cú chạm tay - Ảnh 1.

Bà Lee trình bày về định hướng Bond Street tại thị trường Việt Nam. (Ảnh: Minh Nguyễn).

Việc mở rộng ngành hàng xa xỉ trên toàn cầu đã trải qua quá trình tái cân bằng khu vực vào năm 2020 với việc nhiều nhà bán lẻ ngày càng chú ý đến các thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm gần 40% tổng số cửa hàng cao cấp ra mắt toàn cầu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020.

Nhận định về lĩnh vực thời trang xa xỉ, bà Lee – CMO đại diện của Bond Street tại Việt Nam trong lễ chào sân LuS.shopping tại Việt Nam vào 28/3 tại TP.HCM nhận định, chính việc nhanh chóng kiểm soát tốt tình hình đại dịch Covid-19 đã giúp thị trường phục hồi nhanh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

"Hệ sinh thái thương mại điện tử sẽ tiếp tục ghi điểm cho người dùng khi tiếp cận các thương hiệu Outlet trực tuyến của rất nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng toàn cầu như Chanel, Gucci, Prada, Fendi, Balenciaga, Saint Laurent, Bottega Veneta, Burberry…", bà Lee chia sẻ.

Đến với hệ thống LuS.shopping, người dùng có cơ hội mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, và thanh toán nhanh chóng những món hàng xa xỉ với giá ưu đãi lên đến 60%. Đây là một chính sách tuyệt vời mà những tín đồ hàng hiệu luôn mong chờ khi không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản ngân sách lớn để sở hữu một món đồ giá trị trong tình hình kinh tế hiện nay.

Chia sẻ về lộ trình mới, bà Lee cho biết, mục tiêu của công ty sẽ ra mắt 10 cửa hàng chính thức tại Việt Nam trong năm 2021 để phát triển hoạt động kinh doanh và đón đầu thị trường trong bối cảnh thị trường đang có xu hướng hồi đáp tốt.

"Đây là cơ hội để chúng tôi có thể phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam còn nhiều mới mẻ ở lĩnh vực Luxury Outlet với kỳ vọng sẽ bùng nổ về mặt doanh số", bà Lee kỳ vọng.

Được thành lập từ năm 2019, chỉ trong vòng hơn 2 năm hoạt động, hơn 80% các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng Luxury tại các trung tâm thương mại lớn tại Hàn Quốc như Lotte Mart và bách hóa ở Dongdaemon đều do Bond Street cung cấp. Bond Street cũng đồng thời đang là đơn vị cung cấp lượng hàng khá lớn cho các đối tác chuyên bán hàng trực tuyến nổi tiếng về Luxury Uutlet tại Hàn Quốc mỗi tháng.

Trong bối cảnh thị trường đang dần chuyển hướng, việc các hãng thời trang tung cạnh tranh ưu đãi được xem là cách để phục vụ nhu cầu đa dạng người dùng. Việc cạnh tranh trên từng cú chạm tay thời mua sắm trên ứng dụng được cho là cách để chiều lòng người dùng ở mức tối đa nhất có thể. Đó cũng là xu hướng hiện đang được nhiều chuỗi thời trang hướng đến trên thị trường. 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.