Hậu đại dịch Covid-19, đây là cách nước Mỹ trỗi dậy lần nữa

Đầu tư vào năng lượng sạch, internet hoá nông thôn và tăng cường sản xuất trong nước được xem là 3 cách để nước Mỹ có thể vực dậy. Nước Mỹ có thể miễn nhiễm với Covid-19 nếu kiên định điều này.

Thomas L. Friedman, chuyên gia đối ngoại kiêm phóng viên kinh tế và phóng viên Nhà Trắng của tờ Thời báo New York, đã đưa ra góc nhìn về nước Mỹ hậu đại dịch. Cây bút từng 3 lần đoạt giải Pulitzer (giải thưởng danh giá nhất nghề báo) đã chỉ rõ cách xứ sở cờ hoa có thể trổi dậy một lần nữa.

3 điều nên làm sau kỉ nguyên corona

Mở đầu bài viết, Thomas L. Friedman hi vọng rằng sau khi Quốc hội hoàn thành việc phân bổ vài nghìn tỉ USD, chỉ để giữ cho nền kinh tế phát triển, người Mỹ sẽ có thể có một cuộc thảo luận khác: Chúng ta nên đầu tư vào cái gì để không gây gánh nặng cho người Mỹ trẻ tuổi với một núi nợ mới? Đây có thể là những đồng USD quan trọng và quý giá nhất mà họ bỏ ra. Vì vậy người dân cần đầu tư chúng một cách khôn ngoan.

Thomas nêu rõ: "Có nhiều điều tôi có thể nghĩ đến, chắc chắn các cơ sở y tế công cộng được cải thiện sẽ nằm trong danh sách, nhưng ngoài ra, đây là ba khoản đầu tư mà tôi chắc chắn sẽ làm cho nước Mỹ trở nên kiên cường hơn, thịnh vượng hơn, khỏe mạnh hơn và bình đẳng hơn trong và sau kỉ nguyên corona:

Hậu đại dịch Covid-19, đây là cách nước Mỹ trỗi dậy lần nữa - Ảnh 1.

Ngoài đầu tư về y tế, Mỹ cần bắt tay vào xây dựng nền kinh tế hiện đại hơn. (Ảnh: NBC).

- Nhiều sản phẩm giá rẻ và được sản xuất trong nước, ít hoặc cắt giảm hoàn toàn năng lượng carbon. Có thế, chúng ta mới ít bị tổn thương hơn trước các thao túng giá dầu của Ả Rập Saudi và Nga và ít có khả năng đối mặt với trừng phạt của mẹ thiên nhiên: biến đổi khí hậu.

- Kết nối internet tốc độ cao được mở rộng ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt là ở vùng nông thôn nước Mỹ, vì vậy nhiều người có thể tham gia vào nền kinh tế đổi mới.

- Triển khai trên khắp nước Mỹ các công cụ sáng chế, thiết kế và sản xuất giá cả phải chăng hơn. Nhờ đó, nhiều người có thể xây dựng nhiều phần cứng hơn tại các điểm cần thiết và giúp đổi mới cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, không chỉ chờ đợi để được cứu trợ hoặc cho lô hàng tiếp theo từ Trung Quốc".

Năng lượng sạch giúp Mỹ miễn nhiễm với Covid-19?

Rất nhiều điều đã xảy ra đằng sau hậu trường trên mặt trận năng lượng toàn cầu, thực sự hứa hẹn không chỉ làm cho nước Mỹ độc lập hơn về năng lượng, mà còn dựa vào năng lượng sạch hơn. Nhưng Tổng thống Donald Trump lại chọn cách đối đầu với Nga và Ả Rập Xê Út trong việc cạnh tranh nhiên liệu hoá thạch. Điều này ngược với xu hướng đầu tư vào một nền kinh tế năng lượng sạch.

Trong nhiều thập niên, Ả Rập Xê Út đã trở thành nhà sản xuất năng lượng "một tay che trời", điều chỉnh sản xuất dầu của họ sẽ ảnh hưởng trực diện đến giá dầu thế giới. Nước này thoải mái tăng giảm sản lượng vì họ xem 260 tỉ thùng dầu còn dưới lòng đất là "tiền tiết kiệm trong ngân hàng". Vì vậy, họ không quan tâm nếu họ bơm dầu ít hay nhiều trong bất kì năm nào, miễn là họ thỏa mãn nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển của họ.

Hậu đại dịch Covid-19, đây là cách nước Mỹ trỗi dậy lần nữa - Ảnh 2.

Ả Rập Xê Út đang dựa vào sản lượng lớn nhất thế giới để thao túng giá dầu. (Ảnh: NBC).

Nhưng xưa rồi! Nhờ có nhiều xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, nhiều xe điện hơn, phản ứng dữ dội với nhựa (có nguồn gốc từ dầu mỏ), sự đồng lòng toàn cầu về biến đổi khí hậu và sản lượng dầu mới khổng lồ của Mỹ, Ả Rập Xê Út bắt đầu nhận ra rằng dầu của họ không còn là tiền gửi trong ngân hàng. Đó là một tài sản đang giảm dần, có thể là một tài sản bị mắc kẹt, mà một ngày nào đó nó không thể bán được với bất kì giá nào.

Do đó, Ả Rập Xê Út đã trở nên tích cực hơn nhiều trong việc đảm bảo thị phần ở mọi nơi. Điều đó đã tạo ra cuộc chiến giá cả với Nga trong thời gian gần đây. Và trong khi hai nước rõ ràng đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng Thomas L. Friedman cho rằng chuyện đổ vỡ là ngày một ngày hai.

"Nhìn xem vị tổng thống khôn ngoan này đang chơi ván bài gì kia? Trump cầu xin người Ả Rập và người Nga cắt giảm sản lượng, và tăng giá dầu để mọi người trên thế giới phải trả nhiều tiền hơn và nhận về ít dầu hơn. Làm như thế không phải là ngu ngốc à?", cây bút của Thời báo New York chỉ trích thẳng mặt ông Trump.

Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, Andy Karsner, cựu trợ lí Bộ Trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, có thể đã áp đặt một mức thuế hoặc phí thay đổi đối với dầu nhập khẩu. Khoản phí nhập khẩu như vậy có thể linh hoạt và tự động tăng dần nếu giá giảm xuống dưới mức sàn đã thỏa thuận. Khoản phí sẽ biến mất nếu giá nhảy vượt mức thỏa thuận.

"Chúng tôi đảm bảo các nhà sản xuất dầu của Mỹ có một mức giá cho phép họ ít mắc nợ nhất và năng suất cao nhất", Karsner nói. 

Vị này khẳng định, số tiền trên sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng; giảm tình trạng mất việc làm cho các kĩ sư lành nghề và giải cứu hàng tỉ USD cho các công ty dầu khí; giữ giá xăng thấp cho người tiêu dùng; và tăng cường an ninh năng lượng.

Năng lượng sạch sẽ chiếm vai trò quan trọng trong tương lai kinh tế Mỹ. (Ảnh: NYT).

"Nhưng, quan trọng nhất, nó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của chúng ta, bằng cách bảo vệ ngành công nghiệp ô tô điện khỏi giá xăng dầu do nước ngoài thao túng và các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, năng lượng gió khỏi giá khí đốt giảm tạm thời", Thomas L. Friedman nhấn mạnh.

The Times đưa tin, các nguồn năng lượng tái tạo chiếm gần 21% điện năng mà Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong năm nay, tăng từ khoảng 18% vào năm ngoái và 10% trong năm 2010. Hal Harvey, Giám đốc điều hành của Energy Innovation, cho biết đã có 3/4 các nhà máy đốt than ở Mỹ hiện nay có chi phí vận hành cao hơn so với các nhà máy năng lượng mặt trời và gió hoàn toàn mới.

"Với một số sáng tạo về chính sách, một ngày nào đó chúng ta có thể trở nên miễn nhiễm không chỉ với Covid-19 mà còn với những kẻ độc tài. Bây giờ thì khỏe rồi!", Thomas ví von.

Mỹ cần "internet hoá" nông thôn

Bên cạnh đó, nước Mỹ cũng cần tạo ra các ưu đãi về thuế, quy định và tài trợ cho mọi cộng đồng, nhưng đặc biệt là nhiều cộng đồng nông thôn, để lắp đặt đường truyền internet băng thông rộng và cáp quang tốc độ cao cho gia đình.

Matt Dunne, Giám đốc điều hành của Trung tâm đổi mới nông thôn, giải thích về việc xây dựng cơ sở hạ tầng cáp quang trên khắp đất nước Mỹ, đảm bảo rằng các công việc lương cao có thể diễn ra ở bất cứ đâu. Internet tốc độ cao về cơ bản cho phép bất cứ ai ở bất cứ nơi nào có thể thực hiện công việc tốt hơn, thường với chi phí thấp đến miễn phí. Chưa kể nguồn nhân lực có thể được đào tạo từ xa qua các trường đại học trực tuyến hoặc video hướng dẫn trên YouTube.

Hậu đại dịch Covid-19, đây là cách nước Mỹ trỗi dậy lần nữa - Ảnh 4.

Xây dựng mạng lưới internet vùng nông thôn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: NYT).

Internet cũng là nền móng cho ứng dụng công nghệ cao. Ở Minnesota, người ta tìm ra một công cụ dọn dẹp chuồng gà hiện đại. Nó tuần tra chuồng, phát hiện những con gà chết và dọn dẹp sạch sẽ. Nhờ robot này, những con gà chịu khó vận động nhiều hơn và khỏe mạnh hơn, vì chúng liên tục chạy trốn hoặc mổ vào robot.

Nhờ internet, chúng có thể được vận hành từ xa và nhận các bản cập nhật mã hóa từ xa. Các vùng nông thôn đang đề xuất chính phủ liên bang tạo ra một chương trình cho vay mới, cung cấp các khoản vay 50 năm, không lãi suất cho cộng đồng và hợp tác tạo ra mạng băng rộng ở nông thôn, và nới lỏng các quy định để cho phép liên minh công-tư xây dựng mạng lưới.

Internet cũng sẽ thúc đẩy một nền tảng khác mà nước Mỹ cần: sản xuất từ bất kì đâu thông qua một mạng lưới tự động. Thomas nhắc đến Tikkun Olam Makers (TOM), hiện đang hoạt động tại 22 quốc gia, bao gồm cả Mỹ. TOM tìm cách tận dụng tất cả các khả năng in 3D dư thừa ở bất kì thị trấn hoặc trường đại học hoặc nhà sản xuất nào, để cung cấp các giải pháp thiết kế và sản xuất cho bất cứ ai ở bất cứ đâu.

Hiện tại, Chủ tịch Grinstein cho biết: "TOM đang tạo ra một thư viện trực tuyến các giải pháp nguồn mở cho Covid-19 và chúng tôi đang làm việc để xây dựng một đội quân sản xuất để phân phối chúng trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của chúng tôi tập trung vào nhu cầu của các cộng đồng nông thôn nhỏ với cơ sở hạ tầng y tế yếu kém và các nhu cầu cấp thiết của nhà tù hay các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần".

Hậu đại dịch Covid-19, đây là cách nước Mỹ trỗi dậy lần nữa - Ảnh 5.

Nhờ nền tảng chia sẻ, TOM có thể làm được những sản phẩm phức tạp từ xa. (Ảnh: TOM).

Với mạng lưới của mình, TOM có thể vận dụng hàng triệu máy in 3D trên khắp thế giới để sản xuất khẩu trang và hiện được phân phối bởi hàng ngàn người ở Tel Aviv, New York, Mexico City, Melbourne, Miami Beach, Belgrade, Atlanta và Santiago.

"Trong thế kỉ 20, các nguồn lực được phân phối lại trong xã hội của chúng ta thông qua thuế và từ thiện. Vì vậy, nếu bạn là một người tài năng, bạn có thể viết séc hoặc tình nguyện tại một ngân hàng thực phẩm. Tuy nhiên, bây giờ, với những nền tảng cung cấp dịch vụ cộng đồng mới này, chúng tôi có thể cho phép mọi người đóng góp tài năng để giải quyết các vấn đề tập thể ở địa phương hay toàn cầu với quy mô chưa từng có", ông Grinstein nói.