Hậu vụ cháy Công ty Rạng Đông: Quá nhiều thông tin bất nhất

Tổng cục Môi trường khẳng định phải qua "đấu tranh", Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông mới thừa nhận 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng.
 - Ảnh 1.

Công ty Rạng Đông che phủ toàn bộ khu vực cháy bằng bạt. (Ảnh: DANH TRỌNG)

Trước đó, cả Công ty Rạng Đông, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đều báo cáo Công ty Rạng Đông đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016.

Nhưng Tổng cục Môi trường cho biết phải qua "đấu tranh" và kiểm tra thực tế, Công ty Rạng Đông mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (độc tính cao hơn viên amalgam).

Tẩy độc, còn chờ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Đậu Xuân Hoài - phó viện trưởng Viện Hóa học môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học - cho biết viện đã gửi kết quả phân tích các mẫu vật lấy từ đám cháy lên Binh chủng Hóa học. Tuy nhiên, kết quả thu thập, phân tích cũng mới chỉ là kết quả sơ bộ.

"Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phong tỏa hiện trường, chúng tôi chưa thể khảo sát hết. Đến khi điều tra kết thúc, hiện trường được giải tỏa, chúng tôi mới được tiếp cận để xác định diện tích bị ô nhiễm và có số liệu đầy đủ" - thượng tá Hoài cho biết.

Theo thượng tá Hoài, từ những kết quả ban đầu, viện đang tính đến các bước xử tiếp theo, trong đó có phương án tẩy độc. "Nhưng hiện chưa có cơ quan nào đề nghị bên mình tham gia cả" - ông Hoài nói.

Còn theo GS.TSKH Lưu Văn Bôi (nguyên chủ nhiệm khoa hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), cần sớm có được các kết quả phân tích mức độ ô nhiễm thủy ngân ở phạm vi toàn khu vực. "Viện Hóa học môi trường quân sự là đơn vị có đủ khả năng xử các chất độc hóa học. Họ có đủ trang thiết bị, chuyên môn và nhân lực" - GS Bôi nói. 

Theo GS Bôi, để định ra được phương pháp xử cụ thể, vấn đề hiện nay phải xác định được mức độ ô nhiễm thủy ngân tập trung ở một khu vực hay rải rác.

 - Ảnh 2.

Binh chủng Hóa học lấy mẫu bóng đèn vỡ để kiểm tra. (Ảnh: Binh chủng Hóa học)

Người dân tự cứu mình

Hơn 10 ngày sau vụ cháy, nhiều hộ dân sống quanh hiện trường vụ hỏa hoạn đã phải tự đi sơ tán vì lo sợ nhiễm độc thủy ngân. Ghi nhận ngày 9-9, dọc con ngõ 342 phố Khương Đình, nơi liền kề với hiện trường vụ cháy, hàng loạt ngôi nhà, cửa hàng đều đóng cửa hoặc treo biển tạm thời nghỉ, chuyển địa chỉ khác...

Tại khu chung cư 54 Hạ Đình, sát Công ty Rạng Đông, hàng trăm hộ gia đình sống tại hai tòa nhà A1, A2 đã phải tạm đi sơ tán. Anh Nguyễn Văn Hưng cho biết thuê nhà ở nơi khác, chờ môi trường an toàn mới quay về.

"Gia đình tôi hôm nay mới đi là quá muộn, cả chung cư gần như đã dời đi rồi" - anh Hưng nói. Được biết, khu chung cư 54 Hạ Đình có trên 200 nhân khẩu nhưng quá nửa đã di tản sang nơi ở mới sau vụ cháy.

Trong 3 ngày đầu tiên Hà Nội khám miễn phí cho người dân sống tại các khu vực cháy, đã có khoảng 1.000 người được khám sàng lọc, khoảng 300 người được chuyển cơ sở y tế tuyến trên để đánh giá lại sức khỏe, và đã có hàng chục người được chỉ định nhập viện điều trị.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thành phố sẽ duy trì hoạt động khám sàng lọc miễn phí trong vòng 1 tuần tính từ ngày 6-9. Sau đó, nếu người dân tiếp tục đến khám, Hà Nội sẽ duy trì điểm khám sàng lọc miễn phí. Bà Hà cho biết đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có thủy ngân trong máu vượt ngưỡng cho phép (10 mcg/l), đa số là 5 mcg/l trở xuống.

Ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xử hậu quả vụ cháy tại Công ty Rạng Đông. Trong đó, chủ tịch UBND TP Hà Nội và bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố môi trường...

Thông tin... loạn xạ

Từ khi vụ cháy xảy ra đến nay có quá nhiều thông báo và khuyến cáo trái chiều từ các cơ quan chức năng.

Mới nhất, ngày 9/9, Chi cục Môi trường Hà Nội thông báo 6 mẫu không khí lấy trong những ngày cuối tuần rồi đều không phát hiện thủy ngân. Điều này trái ngược với thông tin của Tổng cục Môi trường trước đó rằng có khu vực không an toàn.

Phải nghiêm túc!

"Cần có đủ các mẫu phân tích lấy tại chỗ và mở rộng ra bán kính 300m, 500m xem mức độ thủy ngân ngấm vào đất thế nào. Nếu ở bán kính 500m vẫn phát hiện thủy ngân, phải lấy mẫu mở rộng" - GS Lưu Văn Bôi đề nghị. Về phương pháp xử thủy ngân ngấm vào đất, GS Bôi cho biết cách làm phổ biến lâu nay là phun lưu huỳnh, ngoài ra còn có các phương pháp hiện đại khác nữa.

Bộ Tài nguyên và môi trường cũng khuyến cáo Công ty Rạng Đông phải cô lập khu vực bị cháy, che chắn tránh nước mưa và không để hơi thủy ngân tiếp tục phát tán ra môi trường. Đối với chất tàn dư sau vụ cháy, cần tiến hành thu gom, lưu giữ tạm thời trong các container để tiến hành xử theo quy định. Đồng thời phối hợp với Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) để tẩy độc bằng bột lưu huỳnh, sau đó bêtông hóa đối với chất thải nguy hại.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.