Ăn tối thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa? | |
Ăn chậm, nhai kỹ là bí quyết đốt cháy calorie hiệu quả |
Hệ tiêu hóa bao gồm khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa. Chức năng chính của hệ tiêu hóa là biến đổi hóa học và cơ học thức ăn thành các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, đồng thời loại bỏ những chất độc hại ra bên ngoài.
Dưới đây là những thói quen tốt mà bạn nên duy trì để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
1. Đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính
Chúng ta đều biết rằng, trong một ngày có 3 bữa ăn chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Các nhà khoa học khuyên bạn nếu muốn hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh thì không được bỏ qua bất kì bữa ăn nào. Bạn nên ăn bữa sáng trước 7 giờ, vì đây là khoảng thời gian tốt nhất để ruột hấp thu các chất dinh dưỡng. Bữa ăn trưa bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và ăn trước 12 giờ. Bữa tối không cần ăn quá no, nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ để hệ tiêu hóa hoạt động được tốt.
(Ảnh: Thoibao.today) |
Trong khi ăn, bạn nên tập trung và tuyệt đối không xem điện thoại, tivi hay nói chuyện nhiều với những người xung quanh. Đồng thời cần nhai kĩ thức ăn để không gây đau dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng tối đa nhất.
2. Bổ sung chất xơ
(Ảnh: The Sparkling Blueberry) |
Theo chuyên gia dinh dưỡng Maria Adams (Massachusetts, Hoa Kỳ), bạn nên duy trì thói quen ăn nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây để bảo vệ hệ tiêu hóa. Thực đơn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn tránh xa được chứng táo bón, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh tiêu hóa như bệnh trĩ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ đó là súp lơ xanh, bắp cải, hạt đậu và hoa quả…
3. Ăn nhiều chất béo có lợi
(Ảnh: Nutrivitavietnam.com) |
Nhiều người suy nghĩ rằng chất béo sẽ làm chậm đi quá trình tiêu hóa và gây nên bệnh béo phì. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, chất béo cũng rất cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần bạn sử dụng với một lượng vừa phải từ những nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Thay vì sử dụng mỡ động vật, bạn nên dùng dầu oliu, dầu hạt nho hay dầu cá để chế biến các món chiên, xào.
4. Cung cấp đủ lượng protein
(Ảnh: Nutrivitavietnam.com) |
Protein là một thành phần quan trọng nhất của chế độ ăn uống lành mạnh. Dù cho bạn có đang trong giai đoạn giảm cân thì cũng không nên cắt bớt quá nhiều lượng thịt nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi ăn thịt, bạn chỉ cần chú ý là ăn thịt nạc như thịt lợn, thịt gà và tránh ăn da.
5. Uống nước trước và sau khi ăn 1 tiếng
(Ảnh: The Sparkling Blueberry) |
Trước và sau khi ăn 1 giờ đồng hồ, bạn nên uống 1 ly nước lọc để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, với những người muốn giảm cân thì uống nước trước bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn được nạp vào cơ thể. Vì sau khi uống nước, bạn sẽ có cảm giác no. Bạn không nên uống nước trong bữa ăn vì sẽ làm loãng dịch vị.
6. Tích cực tập thể dục
(Ảnh: Salud 360 - Cienradios) |
Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho nhu động ruột tốt hơn, thức ăn được di chuyển dễ dàng xuống ống tiêu hóa, từ đó bạn sẽ không lo bị táo bón cũng như có thể duy trì cân nặng ổn định. Các chuyên gia khuyên bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục để cải thiện hệ tiêu hóa cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
7. Kiểm soát stress
(Ảnh: IDN Times) |
Mệt mỏi, stress sẽ làm bạn không muốn ăn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và có thể gây ra bệnh đau dạ dày nếu kéo dài nhiều ngày. Do vậy, bạn nên kiểm soát tâm trạng của mình thật tốt. Ngoài thời gian làm việc cũng cần phải nghỉ ngơi và thư giãn hợp lí. Một số giải pháp giúp bạn tránh được căng thẳng, mệt mỏi là ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hay gặp gỡ bạn bè…