Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị 'tấn công' bởi rác thải

Sau Nam Du, Phú Quốc, Lý Sơn, Bình Ba… thì nay đến lượt đảo Hòn Sơn, tỉnh Kiên Giang phải gồng mình chống chọi với lượng rác thải tràn ngập khắp đảo.
Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 1.

Hòn Sơn khá nổi tiếng và thu hút nhiều du khách.

Những năm gần đây, Hòn Sơn (Kiên Giang) trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch tìm đến vì sự hoang sơ và sạch đẹp của mình. Tuy nhiên, hiện hòn đảo này đang rơi vào tình trạng ô nhiễm tương tự như các hòn đảo nổi tiếng như Nam Du, Phú Quốc, Lý Sơn, Bình Ba…

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 2.

Hòn Sơn vốn là hòn đảo hoang sơ và sạch đẹp.

Rác thải có mặt ở khắp nơi trên đảo, từ rác thải do khách du lịch để lại, rác thải sinh hoạt, rác từ những dòng hải lưu trôi vào khiến diện mạo của hòn đảo trở nên nhếch nhác và chẳng còn xinh đẹp, hoang sơ như trước.

Ngoài những bãi du lịch chính được người dân dọn dẹp, vệ sinh thì mọi thứ từ lon bia, chai nhựa, túi nylon,… đều được bỏ lại tại những khu vực có các nhóm tổ chức cắm trại, BBQ.

Ý thức của khách du lịch không phải là vấn đề mới mẻ, tới thời điểm những hòn đảo, những điểm du lịch ví như thiên đường phải kêu cứu thì vẫn có một bộ phận du khách vẫn không thay đổi được thói quen xả rác của mình.

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 3.

Rác thải chất đầy bãi biển.

Những hành động như xả rác và vứt xuống biển ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường, chưa tính đến ảnh hưởng tới các vấn đề vĩ mô mà cụ thể là làm cho cả hòn đảo trở nên xấu xí, ô nhiễm. 

Trong các bãi biển tại Hòn Sơn thì bãi Thiên Tuế và bãi Giếng là những điểm ngập tràn rác thải, nhiều du khách cũng không muốn ghé thăm những khu vực này mặc dù cảnh sắc rất đẹp.

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 4.

Rác thải làm cho hòn đảo mát đi vẻ hoang sơ tự nhiên vốn có.

Bên cạnh rác thải do khách du lịch để lại, việc xả rác của người dân sinh sống trên đảo cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này. 

Ngoài đánh bắt và khai thác thủy hải sản, chế biến tôm, cá, mực khô và sản xuất nước mắm thì hiện nay khai thác du lịch đã và đang dần trở thành nguồn thu nhập chính của người dân trên đảo.

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 5.

Rác thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường.

Nhưng có lẽ nhiều cư dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch bền vững. Nhiều hộ dân sống gần biển vẫn có thói quen vứt rác thải sinh hoạt xuống biển, rác có ở các khu vực công cộng hay quanh khu vực nhà ở. 

Chưa kể mùi từ hàng cá khô, cá tươi, ẩm thực ăn uống, xen lẫn mùi từ đống rác chất đầy,… quyện thành một mùi hôi đặc trưng khó chịu. 

Ngoài ra cũng không thể bỏ qua một lượng lớn rác thải trôi dạt vào đảo từ những dòng hải lưu – một vấn nạn mà nhiều nơi trên thế giới đang gặp phải.

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 6.

Hiện nay rác không còn cách xử lí nào ngoài gom lại và đốt.

Cho đến nay, rác thải tại Hòn Sơn đa phần được vứt thẳng xuống biển hoặc gom lại chất thành đống và đốt. 

Đây hoàn toàn là những biện pháp tức thời, tác động trực tiếp đến môi trường của hòn đảo hoang sơ. Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay chính quyền địa phương đang gấp rút xây dựng nơi xử lí rác thải cho đảo, dự kiến có thể xử lí được khoảng 1 tấn rác mỗi ngày.

Hết Nam Du, Lý Sơn, Bình Ba... lại thêm một hòn đảo hoang sơ nữa bị tấn công bởi rác thải  - Ảnh 7.

Một hình ảnh xấu xí của đảo Nam Du năm 2018 vừa qua. (Ảnh: Bình Huệ)

Theo như công bố từ đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2018 thì mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới. 

Hiện nay Hòn Sơn được nhiều du khách lựa chọn thay vì Nam Du bởi còn hoang sơ, có bãi biển sạch và hải sản tươi ngon. Nhưng liệu du lịch của đảo có được duy trì, du khách rời đi có muốn quay lại vì một hòn đảo sắp chìm trong rác thải?

Trước tình trạng rác thải gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường, có lẽ chính quyền cần có những biện pháp quyết liệt hơn, tuyên truyền và thay đổi ý thức của cư dân. 

Bên cạnh đó, để giữ cho biển sạch - đẹp thì ý thức của người dân cũng như khách du lịch cũng cần nâng cao hơn nữa. 

Nguồn ảnh: Trung Nguyễn

Cây thốt nốt trái tim "huyền thoại" ở An Giang thành "trái tim tan vỡ" vì ý thức khách du lịch quá kém Cây thốt nốt trái tim 'huyền thoại' ở An Giang thành 'trái tim tan vỡ' vì ý thức khách du lịch quá kém Khi rác thải bủa vây những hòn đảo "thiên đường" của Việt NamKhi rác thải bủa vây những hòn đảo 'thiên đường' của Việt Nam Hành động xấu xí của không ít du khách dưới tán mai anh đào tuyệt đẹp ở Đà Lạt. Hành động xấu xí của không ít du khách dưới tán mai anh đào tuyệt đẹp ở Đà Lạt.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.