Thiếu nữ Hà thành vùng vẫy ở bể bơi giải nhiệt ngày nóng kỷ lục |
Bãi tắm dài chục cây số giữa thủ đô Hà Nội 'hút' nghìn người mỗi ngày |
Những ngày nhiệt độ lên đến trên 40 độ C đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mỗi người, đặc biệt cuộc sống của người dân Thủ đô. Dân số đông, phương tiện ken đặc cùng hiệu ứng đô thị đã biến Hà Nội trở thành “chảo lửa”.
Ngoài việc bổ sung thiết bị làm mát, tăng cường thực phẩm chống mất nước cho cơ thể… nhiều người tìm đến bể bơi, hồ, ao, sông suối… như một giải pháp tránh nắng nóng đầy hữu hiệu. Tuy nhiên, việc đi bơi trong những ngày nắng nóng không đúng cách tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
PV Vietnammoi đã có cuộc trao đổi với anh Ngô Thế Quyền, Chủ tịch CLB Bơi lặn Thủ đô, huấn luyện viên bơi lội ở Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Theo anh Quyền chia sẻ, bơi là kỹ năng, chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi đến các bể bơi hay các khu vực sông, hồ… điều đầu tiên, những người đó phải biết bơi. Tuy nhiên, anh Quyền khuyến cáo không nên bơi ở ao, hồ… bởi đây là khu vực không có phương tiện bảo hộ, không có người giám hộ nên rất mất an toàn. Còn trong trường hợp vẫn bơi ở ao hồ, người bơi phải thật thành thạo, bơi giỏi.
Anh Quyền là Chủ tịch CLB Bơi lặn Thủ đô, có nhiều thành tích và kinh nghiệm trong bộ môn bơi lội. |
Anh Quyền đặc biệt lưu ý một số vấn đề cho mọi người khi bơi lội trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm. Cụ thể:
Bơi trời nắng rất dễ bị cảm đột ngột, ngoài ra còn dễ bị say nắng. Việc đang bơi bị tụt huyết áp rất nguy hiểm cho mọi người. Đó là lý do cần chọn thời điểm bơi phù hợp.
Theo đó, buổi sáng nên bơi trong khoảng từ sáng sớm đến 8h hoặc 8h30, muộn nhất là 9h. Từ 9h mặt trời lên cao và rất nắng. Buổi chiều nên bắt đầu bơi từ 16h đến 16h30. Tuy nhiên, với thời tiết hiện tại, nên bơi sau 16h30 là tốt nhất.
Đối với bể bơi trong nhà, mọi người có thể bơi bất cứ thời điểm nào nhưng hạn chế buổi trưa từ 12h-1h, đó là lúc cơ thể đang mệt mỏi.
Không có khuyến cáo cụ thể nào về thời gian bơi bao lâu là phù hợp. Theo anh Quyền, bơi bao lâu tuỳ thuộc vào lứa tuổi, sức khoẻ và kiểu bơi mọi người sử dụng. Anh Quyền đưa ví dụ, nếu bơi 1 lượt bể rồi nghỉ sẽ khác với việc bơi liên tục...
Một số sự cố thường xảy ra những ngày nắng nóng đối với người đi bơi như: Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt… Vì thế, bất cứ đối tượng nào cũng nên chú ý vấn đề thân nhiệt trước và sau khi xuống bể bơi.
Và để tránh những rủi ro đó, anh Quyền đưa lời khuyên, khi đến bể bơi nên nghỉ ngơi, điều hoà thân nhiệt về mức trung bình. Trước khi bơi cần tắm tráng lâu một chút để cơ thể quen với nước ở bể bơi hoặc môi trường sông, hồ...
Ngoài ra, những người uống rượu bia cần tránh xuống bể bơi. Việc huyết áp đang cao, tim đập nhanh xuống nước sẽ bị co lịm rất nhanh.
Bản thân mỗi người khi đi bơi cần nhạy bén với cơ thể chính mình. Nếu phát hiện ra những biểu hiện bất thường của cơ thể cần nhanh chóng lên bờ, nghỉ ngơi, uống nước đường để tăng đường huyết.
Trên thực tế, rất nhiều người cho rằng mùa Hè là mùa vận động. Tuy nhiên anh Quyền khuyến cáo, mùa Đông mới là mùa nên vận động nhiều. Thời tiết nắng nóng, cần hạn chế vận động vì nó sẽ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, mất nước. Trong khi đó, việc nạp năng lượng vào cơ thể mùa hè thường ít, nếu hoạt động cường độ cao sẽ gây ốm, suy nhược...
Cho khách ngồi giữa hồ cá, kiểu hút khách mới của quán cà phê Sài Gòn
Khách vừa uống cà phê vừa nhìn ngắm hàng trăm chú cá chép bơi lội dưới chân trong không gian mát lạnh tại một quán ... |
Cha mẹ cần làm gì để không còn lo con bị đuối nước?
Cha mẹ phải biết chú ý quan sát con lúc chơi đùa, đồng thời phải biết sơ cứu cơ bản để cứu con nếu vô ... |
Hà Nội: Người lớn, trẻ nhỏ 'đua' nhau tắm tại hồ nước 'tử thần' ngay cạnh biển cấm bơi lội
Mặc dù đã có biển cấm bơi lội cắm dọc ven bờ, nhưng nhiều người dân vẫn "phớt lờ" cho trẻ nhỏ xuống hồ Linh ... |
Scandal "gián điệp" chưa qua, điện thoại Huawei lại dính bê bối lỗi bảo mật
Hãng điện thoại Huawei tiếp tục gặp vấn đề khi nhà chức trách công bố bản tin về việc smartphone của hãng này dính lỗ ... |