Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020". (Ảnh: Khải An). |
Sáng 21/2, tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì, Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020".
Đây là dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Trước mắt, đầu tư 11 dự án đường bộ cao tốc (03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài 654km; tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh, bao gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Báo cáo về dự án tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đi qua 13 tỉnh với khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) rất lớn với tổng kinh phí khoảng 12.401 tỉ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.763 hộ và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.
Tính đến ngày 31/10/2018, Bộ GTVT đã hoàn thành phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Khải An). |
Cụ thể về công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án: dự kiến hoàn thành cuối quý I, đầu quý II năm 2019.
Trong đó, riêng Dự án Cao Bồ - Mai Sơn đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và triển khai cắm xong cọc giải phóng mặt bằng ngoài thực địa, đã bàn giao cho địa phương thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc.
Dự án Cam Lộ - La Sơn đang thực hiện việc lập hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và định vị cắm cọc ngoài thực địa. Các dự án còn lại đang trong bước đấu thầu lựa chọn tư vấn.
Về công tác thiết kế kỹ thuật: dự kiến hoàn thành thiết kế kỹ thuật Dự án Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 4/2019, Dự án Cam Lộ - La Sơn trong tháng 5/2019 và các dự án còn lại hoàn thành trong tháng 8 và 9/2019.
Riêng cầu Mỹ Thuận 2, do tính chất đặc biệt thời gian thiết kế dài hơn, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2019.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế kĩ thuật cho 11/11 dự án.
Về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế kĩ thuật, cắm cọc giải phóng mặt bằng: Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 11/11 dự án.
Với 03 dự án đầu tư công thuộc các đoạn, Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong Nhà thầu Tư vấn.
Với 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đã phát hành hồ sơ mời thầu 21 gói thầu/08 dự án.
Về cơ bản, các gói thầu/dự án đã được đánh giá xong đề xuất kỹ thuật, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 02 năm 2019.
Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí tại Hội nghị. (Ảnh: Khải An). |
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các Ban quản lý dự án và đơn vị trực thuộc, sớm bàn giao bàn giao mốc cọc giải phóng mặt bằng trong tháng 4, sớm bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chuyển đến các Hội đồng giải phóng mặt bằng và cung cấp mã dự án cho các địa phương để mở tài khoản phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tại kho bạc các huyện.
Cán bộ điều hành các dự án và giải phóng mặt bằng thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội đồng giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã của các địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để đến cuối năm nay sẽ giải phóng mặt bằng được 50% khối lượng.
“Hiện ngân sách đã bố trí hơn 14 ngàn tỉ, sau khi bàn giao giải phóng mặt bằng, chúng tôi sẽ chuyển cho các địa phương để khi có đủ điều kiện giải phóng ngay.
Ngoài ra trong 11 dự án, có 3 dự án vốn ngân sách Nhà nước, từ tháng 6 đến tháng 12, gói thầu nào đạt yêu cầu thì sẽ tổ chức triển khai thi công ngay.
8 dự án còn lại theo hình thức PPP sơ tuyển các nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu quốc tế và chúng tôi mong muốn cuối năm 2019 sẽ chọn được các nhà đầu tư trúng thầu vào 8 dự án PPP”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.
Sau khi nghe các báo cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ GTVT và các địa phương trong việc phối kết hợp triển khai dự án. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt quá trình chuẩn bị đầu tư dự án.
“Đặc biệt, giai đoạn sắp hoàn thành đúng tiến độ, các đơn vị liên quan sẽ giải quyết một khối lượng công việc rất lớn. Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, là tiền đề để triển dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 trong thời gian ngắn nhất.
Bộ GTVT, các địa phương, và cả người dân phải xem dự án này là trách nhiệm của cá nhân mình chứ không phải trách nhiệm chung nữa vì bởi dự án này có ý nghĩa rất lớn. Các đơn vị phải tập trung quyết liệt”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây thu 3.3 tỉ đồng trong 1 ngày Theo báo cáo trong ngày đầu tiên kiểm tra, đoàn ghi nhận có khoảng 39.000 lượt phương tiện tham gia lưu thông qua tuyến cao ... |
'Bày cỗ' trên cao tốc, hành vi phản cảm mới liên tiếp diễn ra Sau Tết Nguyên đán, hình ảnh bày cỗ trên cao tốc xuất hiện liên tiếp gây mất an toàn giao thông và bức xúc cho ... |
Vụ 'từ chối phục vụ ô tô' trên cao tốc: Yêu cầu bãi bỏ qui định không phù hợp Về vụ "từ chối phục vụ ô tô", Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các nội dung ... |
Đô thị 11:30 | 23/10/2019
Đô thị 07:34 | 23/10/2019
Đô thị 16:14 | 22/10/2019
Kinh doanh 13:25 | 21/10/2019
Đô thị 18:40 | 19/10/2019
Đô thị 11:11 | 19/10/2019
Nhà đất 16:13 | 17/10/2019
Đô thị 16:52 | 14/10/2019