Hơn 60.000 người tử vong mỗi năm ở Việt Nam liên quan tới ô nhiễm không khí

Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí hiện đang ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trong khu vực châu Á. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 9/10 người trên thế giới đang hít thở bầu không khí có nồng độ chất gây ô nhiễm cao, dẫn tới 7 triệu người chết trẻ trên toàn cầu do ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài) và không khí trong hộ gia đình (bên trong).

Không khí sạch là một yêu cầu cơ bản của sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Chính vì vậy, WHO đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các ban ngành liên quan ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và tìm ra các giải pháp để bảo vệ cộng đồng khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện của WHO tại Việt Nam

Các hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch.

Trong số 2,2 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực Tây Thái bình dương năm 2016, 29% là do bệnh tim, 27% do đột quỵ, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 14% do ung thư phổi và 8% do bệnh viêm phổi.

Ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động

Cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí bên ngoài của WHO hiện bao gồm dữ liệu của hơn 4.300 thành phố trên 108 quốc gia, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở dữ liệu toàn diện nhất thế giới về ô nhiễm không khí bên ngoài.

Cơ sở dữ liệu này thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt bụi mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm như sun-phát, ni-tơ-rát và bụi các-bon, gây ra nguy cơ lớn nhất cho sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả mọi người, nhưng những người nghèo nhất và những người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn cả. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu phát triển bền vững

Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của WHO

WHO khuyến cáo các quốc gia cắt giảm ô nhiễm không khí xuống tới mức trung bình hàng năm là 20 μg/m3 đối với PM10 và 10 μg/m3 đối với PM2.5.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, trong năm 2016, nồng độ trung bình PM10 là 102.3 μg/m3 và PM2.5 là 47.9 μg/m3ở Hà Nội. Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ trung bình PM10 là 89.8 μg/m3 và PM2.5 là 42 μg/m3.

Tiến sỹ Maria Neira, Giám đốc của Ban Các yếu tố xã hội và môi trường ảnh hưởng tới Sức khỏe cộng đồng của WHO chia sẻ:

“Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vượt quá 5 lần mức khuyến cáo của WHO về chất lượng không khí. Điều này gây ra nguy cơ rất cao đối với sức khỏe con người.

Chúng ra có thể thấy chính phủ các nước ngày càng quan tâm tới thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu này. Số lượng các thành phố đang thu thập số liệu ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.

Điều đó cho thấy sự cam kết đối với việc theo dõi và đánh giá chất lượng không khí".

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi

Ở Việt Nam, theo như Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2013 – Môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp và làng nghề, và xử lý và chôn lấp chất thải.

Ô nhiễm không khí không phân biệt biên giới. Việc cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi những hành động mang tính lâu dài và có sự điều phối của chính quyền các cấp.

Các quốc gia, bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các giải pháp. Cuối năm nay, WHO sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe, liên kết các chính phủ và các đối tác trong một nỗ lực toàn cầu nhằm cải thiện chất lượng không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu.

XEM THÊM

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng nhận thức

Một nghiên cứu mới đã phát hiện việc tiếp xúc lâu dài với không khí bẩn có tác động tiêu cực tới khả năng nhận ...

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi Ô nhiễm không khí tàn phá trí thông minh

Ô nhiễm không khí có thể khiến trí thông minh suy giảm mạnh, theo nghiên cứu mới công bố tại Trung Quốc - đất nước ...

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi Báo động ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Nguyên nhân gây tử vong sớm

Theo WHO, ô nhiễm không khí được xem là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh tật và tử vong sớm trên toàn cầu.

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi Môi trường sống bị ô nhiễm có thể khiến tinh trùng biến dạng

Môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của tất cả mọi người. Trong ...

hon 60000 nguoi tu vong moi nam o viet nam lien quan toi o nhiem khong khi Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi

Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề đáng báo động, bởi nó đang hàng ngày, hàng giờ “bào mòn” sức khỏe của ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.