Hơn 70% doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc muốn ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Nikkei và các tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc, Nhật Bản, hơn 70% các lãnh đạo doanh nghiệp khu vực Đông Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản kì vọng ông Trump sẽ tái đắc cử Tổng thống Mỹ trong năm nay. Chỉ một số ít người tin rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt.

Hơn 70% doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản mong Trump tái đắc cử

Hơn 70% doanh nghiệp Đông Á mong muốn Trump tái đắc cử - Ảnh 1.

Hơn 70% doanh nghiệp Đông Á mong muốn Trump tái đắc cử. (Ảnh: Nikkei).

Cụ thể, có tới 89% lãnh đạo các doanh nghiệp ở Nhật Bản được hỏi mong muốn ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Con số này ở Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt là 76% và 71%. 

Trong số những giám đốc điều hành tại Nhật Bản được hỏi về việc tái tranh cử của Tổng thống Trump, 41% cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ vẫn còn nghiêm trọng và căng thẳng sẽ còn leo thang. Trong khi 49% người đứng đầu doanh nghiệp Trung Quốc và 30% các nhà quản lí Hàn Quốc cũng đồng ý với quan điểm này.

Trong số đó, có 44% các doanh nghiệp tại Nhật Bản và 23% doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết họ sẽ thay đổi địa điểm sản xuất và đối tác thương mại, nếu cuộc thương chiến Mỹ - Trung vẫn tiếp tục kéo dài. 

Tại Trung Quốc, 32% doanh nghiệp cho biết họ sẽ xem xét lại việc đầu tư vào các hoạt động bị ảnh hưởng. Chuyển qua tăng thuế và xem xét chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước thứ ba, cũng được hơn 20% doanh nghiệp cân nhắc.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 28/11 - 16/12 bởi Nhật báo Nikkei, báo Kinh doanh Maeil của Hàn Quốc và Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc. Tổng cộng đã có 314 Giám đốc điều hành các doanh nghiệp hàng đầu 3 nước tham gia cuộc khảo sát lần này.

Diễn biến khó lường giữa ba nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Cuộc khảo sát cũng cho thấy hơn 2/3 các doanh nghiệp Hàn Quốc bày tỏ hi vọng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được cải thiện trong năm nay, trong khi đó con số này ở phía Nhật Bản là 49%.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên gặp nhau vào tháng 12/2019, nhưng đã không thể vạch ra một lộ trình cụ thể để cải thiện mối quan hệ. 

Hơn 70% doanh nghiệp Đông Á mong muốn Trump tái đắc cử - Ảnh 2.

Diễn biến mối quan hệ khó lường giữa ba nền kinh tế Đông Á. (Ảnh: Thời báo Hy Lạp).

Korean Air Lines và ít nhất là 5 hãng hàng không Hàn Quốc khác, đã thua lỗ trong hai quý cuối năm 2019, vì sự sụt giảm lưu lượng khách du lịch giữa hai nước. Korean Air, hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc, nói rằng họ đã phải đối mặt với một môi trường kinh doanh khó khăn trong quý cuối 2019. 

Những hạn chế của Nhật Bản trong việc xuất khẩu chất bán dẫn sang Hàn Quốc đang khiến công ty của cả hai phía gặp khó. 

Đơn cử, ngày 31/3, Sumitomo Metal Mining đã hạ dự báo thu nhập của mình xuống mức thấp nhất, với lí do sự sụt giảm đột ngột trong các lô hàng vật liệu điện tử được sử dụng trong điện thoại thông minh. 

“Sự ổn định chính trị là điều kiện cần thiết cho các hoạt động của công ty. Hợp tác giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là rất quan trọng đối với an ninh Đông Á”, Kuniharu Nakamura, Chủ tịch Hội đồng Sumitomo Corp, nói.

Chính phủ Nhật Bản cũng đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng, để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm vào tháng 4 tới đây. Mối quan hệ giữa các công ty Nhật Bản và Trung Quốc dự kiến sẽ được cải thiện nhờ vào mối quan hệ song phương đang ấm lên. 

Quan hệ giữa hai nước trong năm nay được dự báo sẽ cải thiện đôi chút so với năm ngoái. 47% doanh nghiệp Trung Quốc và 37% doanh nghiệp Nhật Bản tin vào điều này. 

Những con số này cho thấy, các công ty Trung Quốc sẵn sàng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G sẽ dẫn dắt thị trường trong 2020

Hơn 70% doanh nghiệp Đông Á mong muốn Trump tái đắc cử - Ảnh 3.

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G sẽ dẫn dắt thị trường trong năm nay. (EnterpriseTalk).

Về xu hướng kinh doanh trong năm 2020, có 55% công ty Nhật và 67% công ty Hàn Quốc coi trí tuệ nhân tạo là công nghệ quan trong nhất trong năm nay. Trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ là 30%. 

Tại Trung Quốc, ngoài trí tuệ nhân tạo Al, có 11% doanh nghiệp tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực robot, 10% quan tâm đến blockchain và 9% tỏ ra thích thú với công nghệ 5G. Điều này phản ánh Trung Quốc có khả năng trở thành quốc gia số 1 trong nhiều công nghệ tiên tiến.

Chính phủ Trung Quốc vào năm 2015 cũng đã công bố chiến lược “Made in China 2025”, và từ đó đã liên tục rót tiền vào các khoản trợ cấp để thúc đẩy Al cùng các lĩnh vực công nghệ cao khác. Hỗ trợ tài chính từ phía Chính phủ đã giúp thúc đẩy sự quan tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc, với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ mới. 

Khoảng 57% công ty Trung Quốc cho biết họ đang phát triển nội bộ những công nghệ mới. Trong khi đó, chỉ khoảng 10% doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc báo cáo tương tự.

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Vào tháng 9 năm ngoái, Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba đã công bố phát triển một con chip mới sẽ tăng tốc độ quá trình xử lí AI. 

Ngược lại, lần lượt 80% và 78% công ty Nhật Bản và Hàn Quốc trả lời rằng họ sẽ cùng phát triển những công nghệ tương tự với việc hợp tác với các doanh nghiệp khác.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.