Hồ Hoàn Kiếm
Nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là địa danh nổi tiếng được đông đảo du khách yêu thích mỗi dịp ghé thăm thủ đô. Theo lịch sử ghi lại, cách đây khoảng 6 thế kỉ, phần lớn xung quanh kinh thành Thăng Long khi ấy vẫn còn là mênh mông nước bao phủ.
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu của sông Hồng chảy qua vị trí của các con phố Hàng Đào, Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt ngày nay. Trong đó, nơi rộng nhất của phân lưu đã tạo nên diện mạo hồ Hoàn Kiếm như bây giờ.
Ảnh: Hưng Nguyễn
Sau đó, chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Đến đời vua Tự Đức những năm 1847 - 1883, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm như hiện nay.
Tương truyền rằng vào thế kỉ thứ XV, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền bỗng thấy một con rùa ngoi lên trên mặt nước. Rùa thần đòi vua trả lại thanh gươm mà Long Vương đã cho mượn để đuổi đánh quân Minh ngày nào. Từ đó về sau, hồ có tên gọi là Hoàn Kiếm.
Ảnh: Bùi Ngọc Công
Phố cổ Hà Nội
Được hình thành từ thời Lý - Trần, phố cổ Hà Nội kéo dài từ phía Đông Hoàng Thành Thăng Long kéo dài đến sát sông Hồng. Theo sử ghi lại, đây là khu phố tập trung dân cư đông đúc nhất nhì kinh thành, đặc biệt là dân cư các vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đến thời Lê hình thành thêm các khu phố Tàu do một số Hoa kiều bắt đầu buôn bán tại đây. Hiện nay, một số con phố vẫn còn giữ nguyên các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc...
Ảnh: Travelmart
Ảnh: Culture Trip
Vườn hoa Lý Thái Tổ
Vườn hoa Lý Thái Tổ hay vườn hoa Chí Linh là một công trình nổi tiếng nằm kế bên hồ Gươm. Trước đó, nơi đây từng có tên là Vườn hoa Paul Bert do người Pháp đặt. Đến năm 1945 được Đốc lý Hà Nội là ông Trần Văn Lai đổi thành Chí Linh. Khi tượng đài Lý Thái Tổ khởi công xây dựng vào ngày 17/8/2004, vườn hoa sau này được mọi người quen gọi là vườn hoa Lý Thái Tổ.
Ảnh: wikipedia
Ảnh: Flickr
Tháp nước Hàng Đậu
Được xây dựng vào năm 1894, tháp nước Hàng Đậu là một trong những công trình nổi tiếng nằm giữa ngã 6 Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Quán Thánh, Hàng Đậu và đường Phan Đình Phùng. Tháp nước cũng ghi dấu sự thay đổi bộ mặt thành thị của Hà Nội, chuyển thói quen sinh hoạt của người dân từ sử dụng nước giếng đào, hồ ao sang nước máy.
Ảnh: Redsvn
Ảnh: Việt giải trí
Nhà thờ Lớn
Tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Nhà thờ Lớn hay Nhà thờ chính toà thánh Giuse được xây dựng trên khu khuôn viên của chùa Báo Thiên thời Lý trước đó.
Ảnh: Focus Asia Travel
Công trình này được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1884 cho đến năm 1888 bởi Giáo hội Công giáo Pháp. Nhà thờ Lớn mang phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu và là một trong những công trình lịch sử - văn hoá tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Ảnh: Dân trí
Lăng Bác - Quảng trường Ba Đình
Chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2/9/1973, Lăng Bác hay Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Hồ Chủ tịch. Lăng nằm trong quảng trường Ba Đình, trên con đường Hùng Vương nổi tiếng. Đây là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam như vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.
Ảnh: Addflag
Ảnh: VnExpress
Nhà khách Chính phủ
Nhà khách Chính phủ trước đây từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào năm 1945, công trình này được đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tòa nhà này trở thành Bắc Bộ Phủ và là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ảnh: Wikipedia
Kết thúc chiến tranh Đông Dương, công trình lịch sử này được tu sửa một lần nữa rồi mang cái tên Nhà khách Chính phủ như hiện nay.
Ảnh: Khám phá du lịch Việt Nam
Nhà hát lớn Hà Nội
Tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, số 1A phố Tràng Tiền, Nhà hát lớn Hà Nội là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu trong những năm đầu thế kỉ XX. Nhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành sau đó 1 thập kỉ. Kiến trúc sư Harlay và Broyer là tác giả của công trình nổi tiếng này theo nguyên mẫu là Nhà hát Opéra Garnier ở Paris.
Ảnh: Wikipedia
Ảnh: Vietnam housing
Nhà tù Hoả Lò
Được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1986, Hoả Lò là nhà tù nổi tiếng, nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong thời kì chiến tranh Đông Dương. Công trình này có địa chỉ ở số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Nơi đây có 4 khu chính, được đánh lần lượt là A, B, C và D. Đến nay, nhà tù được tôn tạo trở thành Khu Lưu niệm nhà tù Hỏa Lò với diện tích khoảng hơn 2.000m vuông.
Ảnh: Poliva
Ảnh: Lao động Thủ đô
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu với chức năng của một trường học hoàng gia với những người học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Đến năm 1076, nhà vua cho lập trường Quốc Tử giám bên cạnh Văn Miếu. Nơi đây cũng được biết đến như là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Ảnh: Lao động Thủ đô
Ảnh: Vntrip
Hoàng thành Thăng Long
Lịch sử hình thành và phát triển của Hoàng thành Thăng Long trải dài qua các triều đại nhà Đinh - Tiền Lê, sau đó phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê, cuối cùng là thành Hà Nội trong nhà Nguyễn. Vào ngày 1/8/2010, UNESCO đã công nhận Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hoá trong khoảng thời gian lên đến 13 thế kỉ.
Ảnh: Vietnamtravelblog
Ảnh: Google Sites
Cột cờ Hà Nội
Là một trong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố, cột cờ Hà Nội được nhà Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1805 đến năm 1812. Cột cờ có kết cấu dạng hình tháp, gồm 3 tầng đế và một thân cột với chiều cao lên tới hơn 18m. Cột cờ Hà Nội hiện nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thuộc quận Ba Đình.
Ảnh: VnExpress
Ảnh: VnExpress
Ga Hà Nội
Ga Hà Nội hay còn được biết đến với cái tên ga Hàng Cỏ được chính thức khánh thành và đưa vào khai thác từ năm 1902. Đây là nơi xuất phát của tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tiếp đến là Hà Nội - Hải Phòng vào năm 1903, Hà Nội - Lào Cai năm 1905. Tới năm 1936, tuyến đường sắt xuyên Việt đầu tiên cũng được xuất phát từ nhà ga này.
Ảnh: Viettimes
Sau ngày giải phóng đất nước năm 1975, ga Hàng Cỏ mang tên ga Hà Nội như bây giờ. Kiến trúc của khu vực đại sảnh cũng được sang sửa và xây dựng lại theo lối mới.
Ảnh: Kinh tế đô thị
Chợ Đồng Xuân
Vào năm Giáp Tí 1804, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho xây dựng một khu chợ ngay tại thành Thăng Long với cái tên Đồng Xuân. Đến năm 1890, người Pháp cho xây dựng khu chợ với 5 vòm cửa và 5 nhà cầu dài 52m.
Ảnh: VnExpress
Sau khi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản thành phố, Đồng Xuân trở thành khu chợ lớn nhất tại thủ đô. Năm 1994, một vụ hoả hoạn chưa từng có ở Hà Nội đã thiêu rụi gần như toàn bộ các gian hàng bên trong khu chợ.
Ảnh: Flickr
Cầu Long Biên
Từ năm 1898 đến năm 1902, người Pháp đã cho xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên với cái tên cầu Doumer.
Theo lịch sử ghi lại, để hoàn thành cây cầu này, chính quyền Đông Dương khi ấy phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Tổng số tiền chi cho việc xây dựng cầu Long Biên ngày đó đã lên tới 6.200.000 franc Pháp.
Ảnh: Wecheckin
Ảnh: Nếm TV
Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 03/06/2025 tại TP Hà Nội.
Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.
Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả Việt Nam Mới. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.