Phối cảnh Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 |
Như Dân trí đưa tin, liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh đang được Bộ Công an điều tra mở rộng, cơ quan An ninh điều tra vừa tiếp tục bắt giữ ông Lê Đình Mậu, Kế Toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 3 bị can khác để điều tra một số sai phạm tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Thông tin từ cơ quan An ninh điều tra cho biết, liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng vụ án và bị can Lê Đình Mậu bị bắt giữ để làm rõ số tiền tạm ứng cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Cùng liên quan đến vụ án này, trước đó cơ quan An ninh điều tra đã bắt giữ ông Vũ Đức Thuận cùng một số cá nhân khác tại PVC để làm rõ những sai phạm.
Hé lộ hàng loạt sai phạm tại Nhiệt điện Thái Bình 2
Về những sai phạm cụ thể tại Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, nguồn tin của Dân trí cho biết, hồi tháng 3 năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước, trong đó có nhắc tới một số sai phạm liên quan dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).
Theo kết luận kiểm toán, dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có hợp đồng EPC nhà máy chính quy định cấp chứng chỉ hoàn thành tạm thời tổ máy số 1 vào tháng 1/2015, tổ máy số 2 vào tháng 7/2015 nhưng đến tháng 8/2015 vẫn chưa có tổ máy nào hoàn thành.
Đến nay, dự án đã điều chỉnh tiến độ theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại văn bản 329/TP-VPCP ngày 2/10/2015, yêu cầu đưa các tổ máy vào vận hành trong tháng 9/2017 và tháng 3/2018.
Tại dự án này, phiếu kết quả thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm kiểm tra cường độ không có tên cán bộ giám sát được Kiểm toán Nhà nước đánh giá là “không tuân thủ quy định”. Ngoài ra, nhật ký thi công, hồ sơ nghiệm thu chất lượng, hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng của hạng mục rào tạm không có xác nhận của giám sát chủ đầu tư cũng chưa tuân thủ đúng quy định.
Đáng lưu ý, công tác thanh - quyết toán vốn đầu tư cũng để xảy ra nhiều sai sót.
Tại dự án này, chủ đầu tư là PVN đã tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 tỷ đồng cho nhà thầu nhưng tổng thầu PVC đã chi chưa đúng mục đích tạm ứng 576 tỷ đồng và các bên vẫn chưa thu hồi được hết khoản tạm ứng trên.
Chủ đầu tư đã tiến hành ký hợp đồng tư vấn thu xếp vốn với giá trị gần 68,9 tỷ đồng và thực hiện giải ngân gần 61,3 tỷ đồng, tuy nhiên khoản chi phí này chưa có văn bản quy định của Nhà nước hướng dẫn về định mức cũng như hạch toán, quyết toán của các dự án đầu tư xây dựng, do vậy chưa có cơ sở để xác nhận khoản chi phí này.
Về việc tuân thủ các hợp đồng, tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu PVC theo giá tạm tính được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu mà chưa hoàn thành công tác khảo sát thiết kế, lập dự toán, chưa tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu (gói thầu thi công xây dựng đường và thi công san lấp mặt bằng Trung tâm điện lực Thái Bình).
Khoản tạm ứng hàng trăm tỷ đã đi đâu?
Trước đó, hồi tháng 9/2016, một nguồn tin của Dân trí cũng cho biết, việc ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đức Thuận cùng một số cá nhân khác tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) bị khởi tố, điều tra có nội dung về việc sử dụng số tiền tạm ứng cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 |
Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư dự án. PVC được giao làm nhà thầu dự án này có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm hàng hoá, thiết bị vật tư, xây lắp, nghiệm thu, đào tạo và bàn giao vận hành…
Nhóm cán bộ chủ chốt của PVC là người trực tiếp ký duyệt các thủ tục về tài chính dự án nhà máy nhiệt điện có công suất thiết kết 1.200 MW với tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).
Được biết, PVC đã ký hợp đồng EPC với Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 - PVN với giá trị khoảng 918 triệu USD và 5.874 tỷ đồng. Cũng ngay trong năm 2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký hợp đồng EPC đã tạm ứng cho dự án này 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD.
Theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi nhận được số tiền tạm ứng trên, PVC đã sử dụng 1.080 tỷ đồng để thanh toán nợ gốc vay ngân hàng 425 tỷ đồng; thanh toán lãi vay uỷ thác của Tập đoàn PVN 55 tỷ đồng; hỗ trợ vốn Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ 74 tỷ đồng; hỗ trợ vốn công trình Vũng Áng 103 tỷ đồng; hỗ trợ vốn cá công trình khác 156 tỷ đồng.
Ngoài ra, PVC còn sử dụng số tiền trên để góp vốn vào 5 công ty con gồm: Công ty PVC-MS 102 tỷ đồng; Công ty PVC-Land 50 tỷ đồng; Công ty PVC-Hoà Bình 55 tỷ đồng; Công ty PVNC 30 tỷ đồng và Công ty PVC-Mekong 30 tỷ đồng. Đến nay có 3 công ty kinh doanh thu lỗ không thu hồi được vốn, PVC đã phải trích lập dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ.
Liên quan tới dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, theo báo cáo tài chính hợp nhất của PVC, đến thời điểm tháng 6/2016, tổng giá trị hợp đồng tạm tính Tổng công ty đã ký với các nhà thầu phù cho công trình này đã vượt giá trị hợp đồng EPC ký.
Bắt kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí và 3 người của PVN, PVC Ngày 26-9, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, bắt ... |
Nhà đất 17:24 | 23/09/2019
Nhà đất 15:39 | 21/09/2019
Nhà đất 08:33 | 21/09/2019
Kinh doanh 17:41 | 27/07/2019
Kinh doanh 23:22 | 23/07/2019
Pháp luật 18:32 | 02/06/2019
Giáo dục 10:55 | 01/06/2019
Pháp luật 14:34 | 30/05/2019