7 thông tin thú vị về nước Nga mà bạn nên biết |
Lâu nay người ta vẫn nói, nhắc đến nước Nga là nhắc đến điện Kremlin. Nếu có dịp đặt chân trên xứ sở bạch dương, chúng ta chớ quên dành thời gian ghé thăm ngôi điện bí ẩn này.
Được biết, điện Kremli tại Moscow là một trong những công trình nổi tiếng bậc nhất tại nước Nga, đây được xem là trung tâm địa lý và lịch sử của Moscow, đồng thời là một tổ hợp lịch sử kiên cố gồm 4 cung điện, 4 nhà thờ và được bao bọc xung quanh là tường Kremli cùng các tháp Kremli.
Điện Kremli. Ảnh: báo Lao động |
Thành trì này có những phần cấu trúc đặc biệt cổ kính, bao gồm nhà thờ Dormition linh thiêng có từ năm 1479. Quảng trường được lát đá xung quanh công trình này là điểm đến thường xuyên của hầu hết du khách. Khu vực còn bao gồm hai nhà thờ khác, một tháp chuông có từ thế kỷ 16 và một cung điện trông giống như một viên ngọc khổng lồ.
Được lập nên từ thế kỷ 12, pháo đài này ban đầu bao gồm một loạt lâu đài và nhà thờ bằng gỗ nằm trên một ngọn đồi giữa hai bờ sông. Sự kiên cố của nó không chỉ nằm ở những bức tường bằng gỗ đất sét xấu xí, mà còn ở vị trí hẻo lánh giữa một khu rừng nguyên sinh rậm rạp. Trong thế kỷ 15, thành trì tại Moscow đã trở thành nơi có sức mạnh quân sự thống trị trong khu vực.
Trong suốt thời gian tồn tại, điện Kremlin được dùng làm biểu tượng cho rất nhiều quyền lực: từ chế độ độc tài cho tới cách mạng vô sản, chế độ sa hoàng và thậm chí là thuyết thần quyền. Tuy nhiên, điện Kremli lại chứa đựng những câu chuyện không kém phần rùng rợn.
Theo đó, Ivan IV là một lãnh chúa cai trị từ năm 1533-1584, dường như đã giấu một kho vũ khí trong các đường hầm của Kremli. Các công nhân Liên Xô năm 1978 đã phát hiện một ít súng ống khi mở rộng nhà ga tàu điện ngầm.
Nhiều sử gia cũng tin tưởng rằng Ivan giấu thư viện nổi tiếng có các cuốn sách bìa vàng bên dưới mặt đất. Sự tồn tại của thư viện được đề cập lần đầu tiên trong các tài liệu từ thời cai trị của Peter đại đế, bắt đầu từ năm 1682. Mặc dù thư viện đó chưa bao giờ được tìm thấy nhưng đã có rất nhiều câu chuyện bao quanh nó.
Theo đó, vào năm 1931, Stalin đã cho nổ tung nhà thơ Redeemer trong cuộc chiến chống tôn giáo. Một người tên là Ivanov cùng bạn của mình trong quá trình làm việc tại nhà thờ đã nhặt được một bản đồ chỉ lối đi bí mật của các đường hầm. Theo chỉ dẫn về lối vào một đường hầm đã có tuổi hàng thế kỷ dưới những bức tường đỏ của điện Kremli, hai người đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm.
Khi len lỏi dưới lòng đất về phía dưới những chiếc ghế quyền lực của Moscow, họ tìm thấy 5 bộ xương, một con đường với những đoạn chật hẹp mà họ phải lách người mới đi được. Ở một góc tối của điện Kremli là một cánh cửa thép hoen gỉ mà họ không thể mở.
Dưới thời Tổng thống Mikhail S. Gorbatchev, một quan chức thành phố đã dẫn một nhà báo Mỹ đến một căn hầm ngầm được phát hiện trong khi thi công một ga tàu điện ngầm, cách điện Kremli khoảng nửa dặm. Cho đến nay, những con đường hầm vẫn hấp dẫn nhiều người.
Nhiều đường hầm được cho đã đào từ thời Hoàng tử Dmitry Donskoy - người cai trị Moscow trong 30 năm từ năm 1359. Donskoy xây dựng những con đường ngầm dưới pháo đài Kremli như một liên kết bí mật ra bên ngoài. Chúng đã được sử dụng bởi các điệp viên của chính phủ, như một lối thoát nếu điện Kremli đã bị bao vây và đưa nước từ sông Moscow vào điện khi xảy ra chiến tranh.
Thời gian trôi qua, các đường hầm mới cũng được đào để kết nối với các đường hầm Donskoy. Tuy nhiên, việc sử dụng các đường ngầm trong những năm sau đó chỉ có thể phỏng đoán vì có rất ít tài liệu lịch sử đề cập đến chúng và các quan chức Liên Xô chưa bao giờ đề cập đến chúng. Nhưng một số nhà sử học cho rằng chúng đã phục vụ như điểm hẹn cho những người trốn tránh pháp luật hoặc làm nơi để giấu xác chết của các đối thủ bị giết chết trong những mưu đồ chính trị.
Trước đây, cung điện là nơi vua Nga dùng để điều hành triều đình. Ngày nay, cung điện được sử dụng vào mục đích chính trị. Các cơ quan cao cấp và hàng đầu của Nga đều có văn phòng đặt ở đây.
Bên trong điện là những căn phòng tuyệt đẹp, trong số này, phải kể đến phòng tiếp đón sang trọng bằng vàng được Ivan Đệ tam xây dựng vào năm 1490. Vào thế kỷ 19, căn phòng này vẫn được các sa hoàng sử dụng làm phòng dạ tiệc như Alexander Đệ nhị. Đặc biệt, ở trên cao của căn phòng, có một cánh cửa bí mật, nơi các sa hoàng có thể dõi theo bữa tiệc ở bên dưới. Ngày nay, Tổng thống Nga Putin vẫn sử dụng căn phòng bí mật này cho các bữa tối nhỏ và căn phòng vàng xa hoa ở bên dưới là nơi để khách khứa chiêm ngưỡng.
Căn phòng tiếp đón dát bằng vàng được Ivan Đệ tam xây dựng. Ảnh: báo Lao động |
Bên trên cầu thang là phòng riêng của các sa hoàng vào thế kỷ 17. Đây là nơi vô cùng kín đáo, là một cung điện bên trong một cung điện lớn. Đáng chú ý là lò sưởi được lát bằng gốm, hệ thống sưởi ấm trung tâm của thế kỷ 17, giúp cung điện chống chọi được cái lạnh giá chết người vào mùa đông.
Vào năm 2014, chính phủ Nga đã quyết định khôi phục lại diện mạo lịch sử của điện Kremlin Moscow. Trong quá trình khôi phục tòa nhà 14 hay Kremlin Presidium, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều bí mật thú vị bên trong.
Theo đó, khi các nhà khảo cổ khi khai quật trong một khu vực 500 m2 khi xây dựng tầng hầm 14 phát hiện ra tàn tích của tòa nhà được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 12 -14, bằng đá trắng, phù điêu bằng đất nung và thậm chí có cả nghĩa địa trong tu viện.
Ngày nay, xung quanh điện Kremlin là một khu vực cây cối xanh mát có tổng diện tích lên tới 1,6 ha. Trong đó, tu viện và nhà thờ được bao quanh bởi những hàng rào quả cầu màu xanh.
///
‘Ăn cả nước Nga' mùa World Cup với 10 món vừa ngon vừa lành
Người hâm mộ đặt chân tới Nga mùa hè này ngoài thưởng thức những trận cầu đỉnh cao nhất thế giới cũng không nên bỏ ... |
Một ngày khám phá ga tàu điện ngầm như cung điện ở Moskva
Nếu đến Nga xem World Cup, bạn nên dành ra một ngày để chiêm ngưỡng những kiệt tác ngầm xứ bạch dương. |
'Review' chi phí du lịch Moscow cho người muốn tự túc đi Nga xem World Cup
So với các thành phố du lịch nổi tiếng khác ở châu Âu, chi phí du lịch Moscow (Nga) khá đắt đỏ. |