Khám phá phong tục cúng rằm tháng 7 của các nước trên thế giới

Nhiều quốc gia láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc… đều có tập tục cúng rằm tháng 7 với những phong tục và nghi thức riêng. Hãy cùng khám phá những nét văn hóa tâm linh độc đáo ở nước bạn.
 

Rằm tháng 7 với Tết Trung Nguyên của người Trung Quốc

Với người Trung Quốc, một năm họ có 3 ngày rằm quan trọng, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10, lần lượt được gọi là lễ Thượng Nguyên, lễ Trung Nguyên và lễ Hạ Nguyên. Vào ngày lễ Trung Nguyên, người ta thường phổ độ cho cô hồn, vì rơi đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nên dân gian thường gọi ngày đó là Tết Trung Nguyên.

Thông thường, các Phật tử ở Trung Hoa tổ chức Tết Trung Nguyên từ ngày đầu tháng 7 cho đến hết ngày 30, ngày cúng có thể được lựa chọn sao cho hợp lý. Có nơi người dân cho rằng, ban đêm sau khi đã đón được linh hồn tổ tiên về nhà thì ban ngày phải dâng lễ cúng ba bữa, từ mùng 1 tới hết tháng, mỗi lần dâng lễ đều phải đốt tiền vàng quần áo.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Người Trung Quốc thường thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ vào ngày Tết Trung Nguyên rằm tháng 7 (Ảnh: Sohu)

Trên mâm cúng của người Hoa ngày nay, nhất định không thể thiếu món dưa, cùng hoạt động đặc sắc nhất là thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ. Trong ngày Tết Trung Nguyên rằm tháng 7, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố.

Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát giày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.

Ở Bắc Kinh, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất với niềm tin rằng linh hồn người mất sẽ nhận được. Nhờ vậy mà các vong linh ấy sẽ đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống và phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra. Ở Thượng Hải có tục thả đèn lồng hoa sen nhưng phía đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy có màu xanh đỏ.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Tại Bắc Kinh, không chỉ đúng ngày rằm tháng 7 mà suốt tháng này, các khóa lễ được tổ chức ở các chùa liên tục (Ảnh: iFeng)
kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Rằm tháng 7 âm lịch, mỗi vùng miền ở đất nước Trung Quốc lại có một phong tục hóa vàng khác nhau (Ảnh: Sina)

Tại các địa phương khác, rằm tháng 7 họ có những tập tục hay và lạ như: Thả bốn chiếc thuyền trên sông, một thuyền chứa Kinh Phật, một thuyền chở những đĩnh tiền làm bằng giấy thiếc, một thuyền đặt đèn lồng và thuyền còn lại chứa đồ ăn cúng lễ cho cô hồn tại Giang Tô

Ở Phúc Kiến, vào ngày lễ Vu Lan, tất cả những người con gái đã thành gia thất dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão.

Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt “cõng” mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian. Người Hoa tại đây hành lễ Vu Lan từ mùng 7 âm đến tối 14 âm (hoặc 13 âm), để đón tiếp và tống tiễn tổ tiên. Sau khi làm lễ tống tiễn có đồ ăn mặn, người nhà sẽ phải đốt bao lì xì có ghi tên húy của tổ tiên.

Phong tục cúng rằm tháng 7 ở Singapore

Phong tục cúng rằm tháng 7 ở Singapore được giữ gìn bởi cộng đồng người Hoa sống tại đây. Với họ, niềm tin vào cõi siêu nhiên vẫn còn tồn tại và trở nên mãnh liệt hơn rất nhiều khi bước vào tháng 7 âm lịch. Cũng giống như văn hóa của người Đông Á, vào tháng 7 âm lịch, họ đi chùa nhiều hơn, tổ chức các lễ cúng bái và làm nhiều việc thiện. Không những thế, họ còn có nhiều điều kiêng kỵ vào tháng 7 cô hồn này như: không huýt sáo, chụp ảnh, hoặc đi ngoài đường ban đêm...

Vào rằm tháng 7, người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Từ cách vị thần cháy họ tương đoán vận mệnh tương lai của mình.

Rằm tháng 7 và lễ Obon của người Nhật Bản

Khác với các nước bạn láng giếng có lễ vu lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân dịp rằm tháng 7 âm lịch, Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu nhưng lại diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.

Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân. Đây còn là lễ hội linh thiêng huyền bí của toàn nước Nhật được tổ chức tại cố đô Kyoto thơ mộng. Thường các gia đình sẽ có một đợt nghỉ khá dài, gọi là kỳ nghỉ Obon, được coi như những ngày gia đình đối với họ.

Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm Lễ hội Obon này. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Lễ hội Obon Nhật Bản thu hút rất nhiều người dân bản địa cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng (Ảnh: Xueban)
kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Obon Nhật Bản (Ảnh: Xueban)

Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (có nghĩa là Cổng lên trời).

Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút, trong thời gian đó mọi người sẽ gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa truyền thống là Daimoku và Sashi của Lễ hội Obon sẽ được tổ chức trong vòng một tiếng đồng hồ ở chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Lễ hội kết thúc với nghi thức thả thuyền giấy. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Nếu như ở Việt Nam rằm tháng 7 có tục cúng lễ khá lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… trông rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen cùng những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là bánh đón linh hồn; ngày 14 là một loại bánh bột gạo; ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.

Rằm tháng 7 và lễ hội Trung Nguyên của người Hàn Quốc

Theo phong tục rằm tháng 7 âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung hay Bách Chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày này là Lễ Trung Nguyên hoặc Vu Lan bồn như người Trung Hoa.

Dịp lễ Vu Lan báo hiếu ở Hàn Quốc cũng là quãng thời gian để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lac quốc.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành (Ảnh: Sohu)
kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Khung cảnh trong ngày lễ Vu Lan tại Hàn Quốc (Ảnh: Sohu)

Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đã từng đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành. Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Hàn Quốc, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu.

Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng rằm tháng 7 âm lịch, mọi công việc đồng áng, bón phân làm cỏ cũng đã hoàn thiện. Người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là “Ngày rửa liềm”.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Với người nông dân Hàn Quốc, ngày lễ Bách chủng dịp rằm tháng 7 là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ (Ảnh: Sohu)

Xưa kia đây cũng là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi ngày này là “Ngày sinh nhật của kẻ ăn người ở” hay “Tết của kẻ ăn người ở”. Người nông dân nghỉ việc đồng áng trong ngày rằm tháng 7 âm lịch. Họ làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Các gia chủ thì sắm quần áo mới cho tôi tớ trong nhà mình.

Ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng. Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng.

Malaysia

Phong tục của người dân Malaysia trong tháng 7 âm lịch gần giống với người Trung Quốc như thả đèn, đốt vàng mã...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi
Lễ rằm tháng 7 của người Malaysia gần giống với lễ rằm tháng 7 của người Trung Quốc (Ảnh: Xueban)

Những người theo đạo Phật đến các ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của vị thần cai quản địa ngục Tai Su Yeah những ngày cuối của lễ hội.

Campuchia

Tháng 9 dương lịch hàng năm được coi là tháng cô hồn của người Campuchia. Trong tháng này có ngày lễ Pchum Ben – một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo Khmer. Ngày lễ Pchum Ben kéo dài 15 ngày. Người Campuchia sẽ mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa để tưởng nhớ tổ tiên, cũng như cúng dường phẩm vật lên chùa để các chư tăng “gửi” cho các linh hồn của người đã khuất.

Người Campuchia tin rằng, khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.

XEM THÊM

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 cung hoàng đạo

Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 cung hoàng đạo: Tháng 9/2018 sẽ bắt đầu bằng sự liên kết một cách tuyệt vời giữa ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 con giáp

Tử vi tháng 9/2018 chi tiết của 12 con giáp: Sự nghiệp của người tuổi Dậu có sự tiến triển tốt đẹp, trong khi đó, ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tử vi tuần mới (20/8-26/8/2018) của 12 con giáp: Tuổi Tỵ mộng mơ, tuổi Mùi vướng vào các vấn đề tài chính

Tử vi tuần mới (20/8-26/8/2018) của 12 con giáp: Tuổi Thìn khá may mắn trong những ngày tới. Kinh doanh vốn là thế mạnh của ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tử vi tuần mới (20/8-26/8/2018) của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu nhớ tình cũ, Bọ Cạp cẩn thận mắc bẫy

Tử vi tuần mới (20/8-26/8/2018) của 12 cung hoàng đạo: Tử vi tuần mới cho thấy có thể Song Tử sẽ thay đổi công việc. ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Vì sao rằm tháng 7 cúng cô hồn và lễ Vu Lan phải làm trước 15 âm lịch?

Nhiều gia đình Việt Nam thường làm cỗ cúng cô hồn và cúng lễ Vu Lan từ ngày mùng 2/7 tới hết ngày 14/7 âm ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Rằm tháng 7, không cúng cô hồn được không, nếu cúng nên chọn giờ nào?

Tháng cô hồn, nhà nhà đều có thói quen cúng trước hoặc gần rằm. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, liệu rằm tháng ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Rằm tháng 7 phân biệt lễ Vu lan và cúng cô hồn

Ngày xá tội vong nhân hàng năm trùng với lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu cha mẹ của Phật giáo. Chính vì thế, không ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi TT. Thích Đức Thiện: 'Lễ Vu lan không phải ngày Xá tội vong nhân'

Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn của các tăng ni, phật tử trong Phật giáo.

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tháng 7 âm lịch hành hương về Yamanobe - quê hương của nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng

Yamanobe nằm ở phía bắc tỉnh Nara (Nhật Bản), quê hương của nhiều đền chùa cổ nổi tiếng như Chùa Chogaku-ji, Đền Isonokami-jingu, Đền Omiwa-jinja, ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi 8 sai lầm cần tránh khi phóng sinh mùa Vu Lan

Phóng sinh là một nét văn hóa quen thuộc trong ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam. Để không làm hỏng ý nghĩa của hành ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Qua rằm tháng 7 âm, có phải tiếp tục kiêng kị tháng cô hồn?

Nhiều người có chung thắc mắc là qua Rằm tháng bảy âm liệu có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng cô hồn mà ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Mâm cúng ngày Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 cần có những gì?

Không như các dịp lễ khác, mâm cỗ cúng Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 được chia thành ba phần riêng biệt: cỗ chay ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi 3 bài văn khấn rằm tháng 7 cô hồn chuẩn nhất

Ông cha ta thường có câu: “Cả năm không bằng rằm tháng 7, cả thảy không bằng rằm tháng giêng”, Ngoài những ngày Tết Nguyên ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Tháng cô hồn năm 2018 là ngày nào? Vì sao gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

Nhiều người trong chúng ta đã nghe đến quen tai về tháng cô hồn, nhưng có lẽ ít ai có thể giải thích cặn kẽ ...

kham pha phong tuc cung ram thang 7 cua cac nuoc tren the gioi Top những ngôi chùa nổi tiếng về giải hạn, cầu bình an trong tháng 'cô hồn' ở miền Bắc

Trong tháng 'cô hồn' người Việt có thói quen đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… mong một tháng bình yên và ...

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.