Mới đây, Viện Kiểm Sát nhân dân cấp cao TP HCM vừa có văn bản kháng nghị, yêu cầu TAND cùng cấp xử phúc thẩm giải quyết vụ án “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” buộc Công ty TNHH Grab Việt Nam bồi thường cho Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) hơn 4,8 tỉ đồng, đồng thời không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Theo quyết định này, viện trưởng VKSND cấp cao tại TP HCM cho rằng: ngày 7/1/2016, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã ban hành quyết định số 24 về "Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng", viết tắt là đề án 24.
Đại diện Vinasun (trái) và Grab tại tòa. (Ảnh: Thanh Niên). |
Tiếp đó, ngày 23/1/2018, Grab được Sở KH&ĐT TP HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 6 với ngành nghề đăng kí kinh doanh là vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt).
Như vậy theo VKS, Grab là đơn vị vận chuyển hành khách được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật trên cơ sở Đề án 24 của Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách của Grab không vi phạm pháp luật. Bản án sơ thẩm nhận định Grab vi phạm Đề án 24 và Nghị định 86/2014/CP của Chính phủ, là không có cơ sở.
Về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi trái pháp luật và yếu tố có lỗi của Grab, theo VKSND cấp cao, hoạt động kinh doanh của Grab là hợp pháp, doanh thu và lợi nhuận của Vinasun nếu có bị sụt giảm là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Bản án sơ thẩm cho rằng Grab có hành vi vi phạm pháp luật và là lí do duy nhất làm cho các xe taxi của Vinasun nằm bãi và không hoạt động, gây thiệt hại cho Vinasun số tiền 4.851.946.518 đồng, mà không xem xét đến các yếu tố khác là không có căn cứ pháp luật.
"Thực chất sự sụt giảm doanh thu của Vinasun liên quan đến nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như năng lực quản trị doanh nghiệp, tình hình thị trường, sự cạnh tranh của nhiều loại hình phương tiện kinh doanh vận tải hành khách khác, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng... Vì vậy, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường là hoàn toàn không có căn cứ", VKS Cấp cao nêu quan điểm.
Như vậy, doanh thu sụt giảm của Vinasun (nếu có) có phần là do người tiêu dùng đã lựa chọn Grab vì sự ưu thế của nó so với Vinasun cũng như các Taxi truyền thống khác.
Trước đó, vào tháng 6 năm ngoái, Vinasun kiện Grab vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường và cho rằng hoạt động vi phạm pháp luật của Grab đã gây nhiều hệ lụy cho công ty này.
Sau nhiều lần mở phiên tòa nhưng tạm ngưng để xem xét, cuối năm ngoái TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên buộc Grab bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng.
Không chấp nhận bản án này, Grab đã kháng cáo toàn bộ, phía Vinasun cũng kháng cáo yêu cầu tòa cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Grab, Be, Go -Việt dồn dập tặng tiền, tăng cước, ưu đãi chạy xe ngày Tết, tài xế vẫn phớt lờ
Hầu hết tài xế đều nghỉ chạy xe ăn Tết cùng gia đình dẫn đến tình trạng khan hiếm tài xế. Các ứng dụng gọi ... |
Chạy xe dịp Tết, tài xế Grab được đảm bảo doanh thu 60.000 đồng/cuốc
Trong thời gian nghỉ Tết, lượng tài xế hoạt động khá ít dẫn đến tình trạng 10 khách một xế gây bất tiện cho việc ... |
Gần 1 năm dắt nhau ra tòa, điều bất ngờ xảy ra khi Grab và Vinasun lại muốn bắt tay hòa giải
Sáng 30/11, tại phiên tòa, Vinasun và Grab đã đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa để hai bên có thời gian ngồi lại với ... |