Không có giá như lụa Trung Quốc, khăn lụa Vạn Phúc 'xịn' có giá hàng trăm nghìn đồng

Theo một chủ cửa hàng lụa tại Vạn Phúc, khác xa mức giá lụa "Made in China" có giá chỉ vài chục nghìn đồng, mặt hàng khăn lụa cao cấp "Made in Vạn Phúc" cũng có giá từ 500.000 – 700.000 đồng. 

“Đánh tráo” thương hiệu là việc làm phi đạo đức

Sự việc ông chủ Khaisilk chính thức lên tiếng xin lỗi, thừa nhận bán lụa “Made in China” và cho biết việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Trong các cuộc trao đổi với chúng tôi, hàng trăm hộ dân làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông đã tỏ ra bất bình và cho rằng đây là việc làm phi đạo đức, hành vi “đánh tráo” thương hiệu.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk
Bà Linh cho rằng việc đánh tráo thương hiệu là việc làm phi đạo đức (Ảnh: NA)

Theo bà N.T.Linh, một chủ cửa hàng kinh doanh khăn lụa tại Vạn Phúc cho hay, hầu hết các cửa hàng quanh khu vực làng nghề Vạn Phúc đều phải đặt hàng từ các hộ dân sản xuất thủ công trên địa bàn thì mới có hàng lụa chuẩn.

Bởi lẽ, theo bà Linh, lụa tơ tằm làm thủ công sẽ rất đắt tiền, tấm lụa rất mỏng, mềm và người dùng phải giặt khô để giữ không cho sợi vải xù,xước.

Về mặt hàng khăn lụa, bà Linh cho biết thêm có rất nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, có mặt hàng từ 200.000 đến 400.000 và cũng có mặt hàng cao cấp từ 500.000 – 700.000 đồng.

Chia sẻ thêm về việc tại sao lại có các mức giá như vậy, bà Linh cho hay với những dòng khăn lụa cao cấp thì thông thường đã được các chủ cửa hàng lựa chọn kỹ lưỡng và dệt bằng lụa tơ tằm còn mức giá thấp hơn thì hầu như đều là hàng lụa pha.

“Việc ông Khải lấy hàng của Trung Quốc sau đó cắt dãn nhãn thương hiệu của mình vào để bán với lợi nhuận cao là lừa dối khách hàng, là việc làm phi đạo đức.

Ngay cả bản thân chúng tôi cũng đã nói với nhau rằng không sử dụng hàng Trung Quốc thì hàng Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng lụa của Vạn Phúc mới có thương hiệu riêng và nét đặc trưng riêng”, bà Linh giãi bày.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk
Theo chủ cửa hàng thì hầu hết đều phải đặt trong các xưởng sản xuất truyền thống (Ảnh: NA)

Còn ông P.V.Lâm – chủ xưởng sản xuất lụa tơ tằm cao cấp sau đình Vạn Phúc cho hay, để phân biệt giữa hàng Trung Quốc, hàng lụa pha và hàng lụa tơ tằm thật vô cùng khó.

“Bản thân chúng tôi là người trong nghề nếu chỉ nhìn bằng mắt thường cũng không thể phát hiện ra điều gì khác biệt, chỉ có cách thử lửa duy nhất để biết mà thôi” – ông Lâm chia sẻ.

Sau đó, ông Lâm cho biết cách phân biệt hàng giả Trung Quốc và hàng lụa tơ tằm Vạn Phúc là sau khi đốt vải, vết cháy biến thành than và khi đưa tay lên xoa xoa nhẹ thì chúng tan ra trở thành muội than và có mùi khét lẹt giống như tóc, thì đó đúng là lụa tơ tằm.

Còn nếu dùng lửa mà vải vẫn cháy đen và dẻo quẹo, không tạo muội than... đó ắt hẳn là hàng Trung Quốc hoặc hàng pha ni lông với tỷ lệ lớn.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk
Mặt hàng lụa tơ tằm tại Vạn Phúc có nhiều loại và giá cả khác nhau (Ảnh: NA)

"Giá nguồn nguyên liệu nhập vào của tơ tằm gốc cao hơn 10 lần so với giá của một cân tơ bóng để làm lụa pha. 1kg tơ tằm, tôi phải mua gần 2 triệu đồng, trong khi 1kg cân tơ bóng chỉ hơn 100.000 đồng. Chính vì vậy, một chiếc khăn thành phẩm lụa pha bán ra thị trường có giá từ 200.000 – 400.000 đồng/chiếc, người kinh doanh cũng đủ lãi to rồi”, ông Lâm nói.

Đối với “hành vi” gắn mác “made in Việt Nam” trên khăn “made in China” của cửa hàng Khaisilk, ông Lâm cho rằng đây là việc “đánh tráo” thương hiệu.

“Làm ăn như vậy là gian lận, sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu lụa truyền thống của Việt Nam và hơn hết là sự còn xúc phạm tới những người làm nghề tâm huyết như chúng tôi”, ông Lâm bức xúc.

“Tôi không dám a dua theo thị trường bởi tôi sợ đánh mất hết đi ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng của tơ tằm” – ông Lâm nói.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk
Ông Lâm cho hay phải lấy lửa mới có thể kiểm tra hàng thật hay hàng giả (Ảnh: NA)

Sụp đổ một thương hiệu

Người tiêu dùng không khỏi “choáng váng” khi người đứng đầu thương hiệu Khaisilk thừa nhận, việc nhập vải Trung Quốc đã được đơn vị này thực hiện từ những năm 90.

Khi đó ngành vải lụa Việt Nam suy thoái, đơn vị không tìm được nguồn hàng trong nước phù hợp. Ông Khải cam kết sẽ thu hồi các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc nếu khách hàng yêu cầu đổi trả, đồng thời bồi thường hợp lí cho khách hàng.

Thương hiệu lụa Khaisilk ra đời vào những năm 1980 tại Hà Nội, nhằm vào phân khúc cao cấp vì một chiếc khăn đã có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. Thế nhưng, việc doanh nghiệp này thừa nhận sử dụng vải Trung Quốc rồi dán mác Khaisilk đã khiến nhiều khách hàng thất vọng.

Dư luận đang chờ đợi kết quả kiểm tra của Cục QLTT, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với hành vi giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Văn phòng Bộ Công Thương đã có Công văn “khẩn” truyền đạt ý kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Tập đoàn Khaisilk gửi Cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Ngay sau khi có chỉ đạo khẩn trên, ngay trong cùng ngày, Cục QLTT đã phối hợp với một số đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của Tập đoàn Khaisilk tại địa chỉ số 113 Hàng Gai (Hà Nội).

Được biết, các đơn vị chức năng đã lập biên bản, kiểm tra và tạm giữ khoảng 50 sản phẩm vải lụa (trị giá khoảng 30 triệu đồng) có bán tại cửa hàng. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra thì cửa hàng 113 Hàng Gai đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk
Thương hiệu Khải Silk đã làm người dân mất niềm tin vào hàng Việt Nam? (Ảnh: NA)

Việc một thương hiệu nổi tiếng trong nước, đề cao thương hiệu Việt lại có những việc thiếu minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa như thế này là điều không ai mong muốn. Điều này không chỉ làm giảm uy tín của riêng thương hiệu Khaisilk mà còn tạo ra nghi ngờ cho người tiêu dùng đối với các mặt hàng khác.

Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã tạo được tên tuổi, khẳng định được giá trị và “lấy lòng” được người tiêu dùng thì các thương hiệu Made in Việt Nam có vẻ “chật vật” tìm chỗ đứng hơn.

Người ta thường cho rằng người tiêu dùng có tâm lý “sính ngoại” hay “bụt chùa nhà không thiêng”, song những năm gần đây các thương hiệu "Made in Việt Nam" đang dần vươn lên và chiếm được thị phần không nhỏ trong đó có một phần do giá trị và chất lượng mang lại.

Sự việc lần này sẽ tạo nên tâm lý “e dè” và nghi ngờ cho người tiêu dùng, một yếu tố mà bất kỳ nhãn hàng nào đang được gắn mác "Made in Vietnam" cũng lo sợ.

nguoi dan lang lua van phuc buc xuc viec danh trao thuong hieu cua dai gia khai silk Giá khăn lụa Trung Quốc 'thật' chỉ bằng 1/20 hàng hai mác của Khaisilk

Trên phố Đinh Lễ, Hoàn Kiếm chỉ cách cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai vài bước chân lâu nay khăn lụa loại 50 x 50 ...

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.