Vụ Khaisilk: Chỉ hạ bậc khen thưởng hai cán bộ Quản lý thị trường Hà Nội

Trước câu hỏi của báo chí về trách nhiệm khi để xảy ra việc Khaisilk lừa dối khách hàng thời gian dài, liệu có sự bảo kê, bao che hay không, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đây là bài học lực lượng quản lý thị trường cần rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản lý trên địa bàn. 
vu khaisilk chi ha bac khen thuong hai can bo quan ly thi truong ha noi

Theo ông Lộc, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cũng có đóng góp kết quả kiểm tra Khaisilk kinh doanh hàng giả nguồn gốc xuất xứ để chuyển cơ quan điều tra.

Liên quan đến trách nhiệm vụ việc này, ông Lộc cho biết, cán bộ quản lý địa bàn gồm một đội phó và một kiểm soát viên đã bị hạ một bậc khen thưởng. “Cũng phải hiểu giúp cho rằng, chỉ có 20 cán bộ nhưng khoảng 20 nghìn hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”, ông Lộc giãi bày.

Ông Lộc cũng nói thêm: “Anh em cũng căng sức ra để làm, nhưng thời điểm cuối năm anh em cũng bị hạ thi đua. Đây cũng là cái vất vất vả cho anh em, nhưng đây cũng là việc chúng tôi rút kinh nghiệm cho việc quản lý”.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương trước đó, cơ quan này vừa hoàn tất báo cáo liên quan đến kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Cty TNHH Khải Đức. Kết quả kiểm tra cho thấy, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2006 - 2009, Cty có nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 đến ngày 15/10/2017, Cty không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang.

Cũng trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, Cty không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Cty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.

Kết luận của đoàn kiểm tra cho thấy, Cty đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. “Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Cty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”)”, Bộ Công Thương cho hay…

“Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cùng đó, đôn đốc, theo dõi, tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định đối với các sai phạm của Cty theo thẩm quyền”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.