Kiến nghị sớm đầu tư 174 km đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ

Dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ có quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, dài khoảng 174 km, dự kiến qua địa bàn 6 tỉnh thành gồm TP HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.

Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Long An về dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ. Dự án sau khi hoàn thành sẽ phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Theo đó, trả lời kiến nghị này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết ngày 19/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó định hướng nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ.

Dự án có quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, dài khoảng 174 km, dự kiến qua địa bàn 6 tỉnh thành gồm TP HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.

Theo Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở định hướng quy hoạch được duyệt, hiện đang chỉ đạo triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án làm cơ sở để huy động các nguồn lực đầu tư, sớm triển khai dự án trong kế hoạch đến năm 2030.

Do đó, Bộ đã đề nghị UBND tỉnh Long An chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án.

Vào tháng 3/2021, UBND TP HCM đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ. Theo đó, UBND TP HCM nhận được đề xuất của Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam về điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ và đầu tư xây dựng ga đô thị Tân Kiên.

Cụ thể, phạm vi kiến nghị điều chỉnh quy hoạch thuộc địa bàn các tỉnh thành gồm TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Điểm đầu ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM); điểm cuối ga Cái Răng (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).

Tổng chiều dài tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ là gần 135 km, không tính đoạn tuyến từ ga lập tàu An Bình đến ga Tân Kiên. Cụ thể, đoạn qua TPHCM dài khoảng 6,56 km, Long An dài khoảng 27,68 km, Tiền Giang dài khoảng 61,57 km, Vĩnh Long dài khoảng 33,62 km, Cần Thơ dài khoảng 5,51 km.

Đề xuất đầu tư xây dựng các ga đường sắt thành các ga đô thị trên phạm vi chiều dài tuyến có 9 ga đường sắt, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam đề xuất đầu tư xây dựng thành các ga đô thị với tổng diện tích dự kiến khoảng 3.840 ha; trong đó ga Tân Kiên thuộc huyện Bình Chánh, TP HCM được đề xuất bổ sung chức năng khu đô thị phát triển theo hướng TOD với diện tích 352 ha.

Theo UBND TP HCM, sau khi xem xét đề xuất nhận thấy quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt vào tháng 8/2013, từ thời điểm phê duyệt quy hoạch đến nay đã gần 9 năm, theo quy định tại Điều 52, Luật Quy hoạch năm 2017 thì việc đề xuất rà soát, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay của TP HCM và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là rất cần thiết.

Đề xuất đầu tư xây dựng các ga đường sắt thành các ga đô thị để phát triển đô thị dọc các tuyến đường sắt theo mô hình TOD là phù hợp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến đường sắt, thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển khối lượng lớn phát triển đô thị theo xu hướng tích hợp, đầu tư khai thác hạ tầng đô thị hiệu quả.

chọn
Con trai chủ tịch Tân Hoàng Minh: 'Không ngờ hậu quả lớn đến vậy'
Bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, khai thực hiện các "biện pháp huy động vốn" để gỡ khó cho công ty nhưng "không lường được hậu quả lớn vậy".