Măng Ri như một lòng chảo, nằm lọt thỏm dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: Trang Anh |
Từ TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) chúng tôi vượt qua những cung đường đèo nghoằn nghoèo, hiểm trở để đến với huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).
Tu Mơ Rông được xem là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum với 11 xã đặc biệt khó khăn. Trong đó, cuộc sống người dân xã Măng Ri từ trước đến nay chủ yếu là săn bắt, hái lượm, lao động tay chân…nên đời sống còn nhiều khó khăn.
Xã Măng Ri được mệnh danh là cổng trời của Tây Nguyên. Măng Ri chào đón chúng tôi với tiết trời se lạnh, kèm những tiếng gió rít luồn qua những tán lá của cánh rừng rậm rạp. Mặt dù trước đây cuộc sống của người dân gặp nhiều khó, nhưng Măng Ri lại được ưu ái với địa hình lòng chảo, không khí se lạnh quanh năm. Do đó, Măng Ri có điều kiện thuận lợi để phát triển các giống sâm như: Sâm Ngọc Linh, sâm dây, sâm đương quy…
Tận dụng địa hình và khí hậu se lạnh ở vùng đất Măng Ri, người dân bắt đầu trồng những loại sâm dây, sâm đương quy. Sau khi có vốn liếng, người dân bắt đầu tìm hiểu và trồng sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế của gia đình và làm giàu cho địa phương.
Anh Bấm (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) cho biết, khi sinh sống ở đây gia đình anh đã thử trồng rất nhiều loại cây lương thực để phục vụ cuộc sống gia đình cũng như phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhưng loại cây trồng như ngô, đậu, sắn… khi trồng lên khí hậu không thích hợp nên chẳng thu nhập được là bao.
Sau đó, gia đình anh chuyển qua trồng sâm dây và sâm đương quy. Hiện tại, anh có có khoảng 2 sào đất để trồng 5.000 gốc sâm dây và 400 gốc sâm đương quy. Nhờ chuyển qua trồng sâm với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên mỗi năm đem về thu nhập gần 100 triệu đồng cho gia đình anh.
Người dân làm giàu nhờ mô hình trồng sâm dây, Ngọc Linh. Ảnh: Trang Anh |
Tương tự, ông A Sinh, Trưởng thôn Pú Tá (xã Măng Ri) cho biết, gia đình ông đã trồng sâm Ngọc Linh được khoảng 5 năm nay. Thời gian ban đầu, để có tiền mua giống sâm trồng, gia đình ông phải bán 2 con trâu với giá gần 35 triệu đồng, sau đó đi Quảng Nam mua 300 gốc sâm về ươm.
“Khoảng một tháng trước đây, gia đình tôi bán 1kg sâm Ngọc Linh, khoảng 90 cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi với giá 65 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đang còn khoảng 200 cây và 400 hạt sâm đang ươm, chuẩn bị nảy mầm”, ông Sinh nói.
Theo ông Sinh, không chỉ hộ gia đình ông mà đa phần các hộ trong thôn đều trồng sâm để phát triển kinh tế gia đình. Hộ trồng nhiều nhất với hơn 950 cây.
Anh A Rốk (xã Măng Ri) cho hay, đối với cây sâm dây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt xuống đất mà không cần chăm sóc gì cây cũng tự lên.
"Đối với cây sâm dây rất dễ mọc và phát triển. Một cây sâm dây có thể "đẻ" ra được rất nhiều mắt, mỗi mắt cây cách nhau khoảng 5cm, cứ thế mắt này nối mắt kia rồi cho ra củ sâm.
Từ khi có sâm dây, kinh tế của người dân phát triển lên rất nhiều. Trước đây nhà nào nhà nấy nghèo lắm, ti vi còn không có xem nhưng bây giờ ti vi, xe máy hầu như nhà nào cũng có", anh A Rốk tâm sự.
Sâm dây được người dân phơi khô để bán. Ảnh: Trang Anh |
Về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết, hiện tại diện tích đất trồng sâm dây trên địa bàn xã là hơn 10ha.
Theo vị chủ tịch xã, từ khi áp dụng mô hình trồng sâm dây trên địa bàn thì tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 75% xuống còn 41%.
“Hiện tại, xã đã và đang tiến hành khoanh vùng trồng sâm dây cho bà con nông dân. Trong thời gian tới sẽ tiến hành nhân rộng, tìm đầu ra trồng giống sâm dây này để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”, ông Thành
Cũng theo ông Thành, bên cạnh sâm dây từ năm 2013 xã đã thực hiện liên kết, công ty đầu tư giống, cấp giống còn bà con bỏ công chăm sóc. Theo đó, công ty sẽ thuê người nông dân theo công và trả lương theo tháng từ 3-3,5 triệu/tháng. Ngoài ra, mỗi công nhân 1 năm sẽ được tặng thêm 100 gốc sâm ngọc linh.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại giá sâm ngọc linh giao động từ 40 -100 triệu/kg, sâm dây từ 400-500.000 đồng/kg, sâm đương quy là 40.000/kg.
Những củ sâm đang còn tươi được bày bán. Ảnh: Trang Anh |
Ông Vương Văn Mười, Phó chủ tịch huyện Tu Mơ Rông cho hay, trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 30ha trồng sâm. Trong thời gian tới, nhận thấy hiệu quả của việc trồng sâm nên huyện sẽ cho mở rộng thêm khoảng 25 ha sâm dây.
Theo ông Mười, hiện nay người dân vẫn chưa có kĩ thuật trồng sâm nên cây sinh trưởng và phát triển còn chậm. Tỷ lệ sống của cây sâm còn thấp, chỉ chiếm khoảng 70-80%.
Tuy nhiên, việc trồng sâm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên mặc dù giá sâm đương quy dù giá chỉ 40.000 đồng/kg, nhưng vẫn giúp người dân thu nhập gấp 10 lần so với trồng mì.
“Hiện tại, địa phương đang tìm nhà máy sơ chế cây dược liệu để đầu ra của các loại sâm được ổn định hơn”, ông Mười nói.
Người dân còn "phất lên"nhờ Sâm Ngọc Linh. |
Người dân nô nức tham dự Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc trên Tây Nguyên
Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc Xuân Mậu Tuất 2018 thu hút được đông đảo các dân tộc anh em như Tày, Nùng, ... |
Nhiều người dân bị ngộ độc sau khi ăn thịt gà chết
Sau khi phát hiện đàn gà chết không rõ lý do người dân đã tự ý ăn thịt gà, sau đó bị ngộ độc phải ... |
Du lịch 06:27 | 30/09/2019
Thời sự 09:49 | 31/05/2019
Thời sự 02:08 | 25/02/2019
Thời sự 03:15 | 10/12/2018
Thời sự 02:58 | 01/12/2018
Thời sự 05:06 | 25/10/2018
Pháp luật 03:39 | 05/10/2018
Pháp luật 13:44 | 04/10/2018