Lạc vào xứ sở của những người tí hon ngoài đời thực

Vương quốc tí hon là nơi những người có chiều cao khiêm tốn được làm việc, được cảm thông và chia sẻ khó khăn trong cuộc sống với đồng nghiệp có khiếm khuyết như mình. 
lac vao xu so cua nhung nguoi ti hon ngoai doi thuc 43268
Một người tí hon đang đóng vai nhà vua. Ảnh: CNN

Căn bệnh cột sống năm 8 tuổi khiến Huang Xuejing không thể phát triển chiều cao đầy đủ như bao người khác. Sau khi các bác sĩ cảnh báo rằng ca phẫu thuật này có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt, gia đình anh quyết định không đánh liều mạng sống của Huang.

Huang từng theo học chuyên ngành thiết kế đồ họa ở một trường dành cho người khuyết tật và được nhận vào vương quốc tí hon ở Trung Quốc cách đây 6 năm.

Theo CNN, đây là tên gọi của một công viên giải trí có khoảng 100 người có ngoại hình thấp bé như Huang, với chiều cao tối đa khoảng 130 cm, sinh sống. Công việc hàng ngày của họ là đàn hát và biểu diễn cho khách tham quan.

Xứ sở tí hon ngoài đời thực

Công viên cách thành phố Côn Minh khoảng một giờ lái xe, được chủ sở hữu là ông trùm bất động sản Chen Mingjing phát triển thành địa điểm du lịch. Tuy nhiên sau 7 năm hoạt động, không nhiều du khách vua vé tới vùng đất cố tích này. Theo ghi nhận của CNN, chỉ khoảng 15 khách, đa phần là người Trung Quốc, tới công viên vào một ngày gần đây.

Sau khi trả 100 nhân dân tệ vé vào cửa, hành khách sẽ được ngồi trước sân khấu để theo dõi chương trình buổi sáng. Trên sân khấu là màn biểu diễn của khoảng 30 diễn viên tí hon trong trang phục màu sắc.

Huang làm việc ở vương quốc tí hon cách đây 6 năm, sau khi khả năng của anh gây ấn tượng với Chen. "Ông ấy là người sắc sảo nhưng chân thành. Ông ấy muốn biến nơi này thành vương quốc cổ tích lớn nhất thế giới", Huang nói về ông chủ.

Ở đây, Huang làm công việc quản lý và thường đứng sau cánh gà. Chen cho biết ông để Huang làm quản lý nhân sự bởi với vóc dáng và chiều cao khiêm tốn như các diễn viên ở đây, Huang sẽ hiểu và thông cảm với họ. Huang cũng cảm thấy mình có cuộc sống ý nghĩa hơn, khi giúp đỡ những người kém may mắn.

"Thần dân" của vương quốc tí hon sống trong ký túc xá. Họ ngủ giường tầng, cùng chia sẻ khu vực nấu nướng trên sân thượng.

lac vao xu so cua nhung nguoi ti hon ngoai doi thuc 43268
Các diễn viên trong vương quốc tí hon. Ảnh: CNN

Sau hơn ba năm, Huang quyết định chuyển ra ngoài và làm nghệ sĩ tự do vì cảm thấy cuộc sống nơi này tù túng và bị cô lập với thế giới bên ngoài. Dù đây vẫn là một nơi không quá tệ để những người cùng cảnh ngộ như anh làm việc và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, Huang nhận thấy các chương trình biểu diễn của anh và đồng nghiệp đang dần mất đi giá trị.

Trong những năm qua, nơi này từng là tâm điểm tranh cãi về vấn đề đối xử với người khuyết tật ở Trung Quốc. Litte Peoole of Ameria, tổ chức hỗ trợ người mắc chứng lùn, đặt câu hỏi về việc liệu chứng lùn có được coi là khuyết tật hay không và so sánh vương quốc tí hon này không khác gì sở thủ.

Hiện nay, anh tự tổ chức các nhóm nhạc và biểu diễn trong đám cưới hay các chương trình kỷ niệm. Với công việc này, anh kiếm được 5.000-20.000 nhân dân tệ/tháng, hơn hẳn lương trước đây.

Chạy trốn

Yang Qianjun, 30 tuổi, đã nghỉ việc ở vương quốc tí hon sau vài năm cống hiến. Chàng trai chỉ cao 125 cm cho biết mỗi tháng anh kiếm được 800 nhân dân tệ, về sau tăng lên 1.200 nhân dân tệ nhưng vẫn không đủ sống. Yang tra ngoài làm việc vì muốn kiếm thêm và tích lũy cho tương lai. Công việc mới giúp Yang kiếm được 3.000 nhân dân tệ/tháng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dũng cảm bước ra thế giới bên ngoài. Ở Trung Quốc, đặc biệt là những vùng xa xôi hẻo lánh, người dân vẫn có quan niệm rằng người khuyết tật khiến cả gia đình phải xấu hổ. Nhiều nhân viên của vương quốc tí hon cho biết luôn bị nhìn bằng ánh mắt miệt thị và khinh thường mỗi khi xuất hiện ngoài đường.

"Ở bên ngoài, người ta nhìn tôi như quái vật vậy", Li Jia, ca sĩ ở vương quốc tí hon, cho biết. Cô đã ở đây 6 năm và không có ý định rời đi. "Nhiều lúc bước đi trên đường, tôi cảm thấy không thoải mái và thậm chí xấu hổ vì mọi người nhìn mình chằm chằm".

"Những đứa trẻ chỉ trỏ và cười nhạo tôi. Tôi không thích điều đó", Lin Zheng Xio, 24 tuổi, một diễn viên khác, cho biết.

Đối với Li Jia, nơi này là thiên đường an toàn. Anh lựa chọn ở lại vì mọi người ở đây đều giống nhau, đêm lại cho nhau cảm giác như một gia đình.

lac vao xu so cua nhung nguoi ti hon ngoai doi thuc 43268
Yang Qianjun từng là diễn viên ở vương quốc, nhưng nay đã bỏ nghề và tự mở nhà hàng. Ảnh: CNN

Tương lai nào cho người tí hon

Luật pháp Trung Quốc yêu cầu các cơ sở tư nhân và nhà nước dành ít nhất 1,5% cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên theo luật sư Cindy Zhang, các công ty thường chấp nhận nộp phạt thay vì đáp ứng yêu cầu này.

Các vụ việc liên quan đến phân biệt đối xử người khuyết tật thường rất khó khăn và thậm chí nếu thắng kiện, mức bồi thường cũng thấp. Zhang nói nhiều luật sư khuyên họ nên từ bỏ nếu không muốn thiệt thân.

"Nhiều nơi không muốn nhận chúng tôi, vì chúng tôi không thể làm công việc như người bình thường khác", Li nói. Trong khi đó, công việc ở vương quốc tí hon không yêu cầu bằng cấp.

Trước khi đến với xứ sổ này, nhiều người đã chật vật với đủ nghề và sự bất công chỉ vì chiều cao khiêm tốn.

"Khi làm việc trong nhà hàng mỳ, họ không để tôi làm việc vì nghĩ rằng tôi thấp bé và không thể làm nổi", Li Bao Xing, kể lại thời gian khó khăn trước đây.

Ở nơi này, mọi nhân viên và diễn viên đều nói rằng họ hạnh phúc khi được làm việc và cống hiến như bao người khác. Dù đôi khi vẫn bị du khách chỉ trỏ và bàn tán, họ vẫn cố gắng bởi công việc là công việc.

lac vao xu so cua nhung nguoi ti hon ngoai doi thuc 43268 Nơi người dân sinh ra đã ngập trong nợ nần
lac vao xu so cua nhung nguoi ti hon ngoai doi thuc 43268 Lạc vào 'Tây lương nữ quốc' ngoài đời thực
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.