Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm cao nhất là bao nhiêu trong tháng 7/2022?

Mức lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm cao nhất ghi nhận được tại các ngân hàng Techcombank, SCB, HDBank, MSB

Lãi suất tiết kiệm áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 1 năm (12 tháng) trong tháng này hầu hết vẫn được giữ nguyên không đổi. Bên cạnh đó vẫn có một vài ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm sẽ được nhận lãi trong khoảng từ 5,45%/năm đến 7,8%/năm.

 Nguồn: Unsplash.

Trong đó Techcombank đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,8%/năm. Mức lãi suất này đang được ngân hàng áp dụng với khoản tiền gửi tối thiểu 999 tỷ đồng trở lên. Đáng chú ý Techcombank đã thực hiện điều chỉnh tăng mạnh lãi suất từ 7,1%/năm lên mức 7,8%/năm trong tháng này.

Giữ vị trí thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng là SCB với lãi suất đang niêm yết là 7,3%/năm. Mức lãi suất này đang được triển khai với mọi khoản tiền gửi của khách hàng.

Ngân hàng HDBank đang có lãi suất là 7,1%/năm duy trì không đổi so với tháng trước. Lưu ý HDBank triển khai lãi suất này cho khoản tiết kiệm từ 300 tỷ đồng trở lên. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền nhỏ hơn sẽ được áp dụng lãi suất là 5,85%/năm.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại một số ngân hàng khác như: MSB 7%/năm (500 tỷ đồng trở lên), Ngân hàng Bắc Á 6,8%/năm, MBBank 6,8%/năm (200 tỷ đồng tới dưới 300 tỷ đồng)...

Trong nhóm Big 4 ngân hàng nhà nước, Agribank đã điều chỉnh tăng thêm 0,1 điểm % lãi suất ngân hàng so với tháng trước. Ba ngân hàng còn lại gồm Vietcombank, Agribank và VietinBank tiếp tục duy trì lãi suất như cũ. VietinBank, BIDV và Agribank cùng ấn định lãi suất 5,6%/năm cho tiền gửi tại kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó Vietcombank niêm yết lãi suất ở mức thấp hơn là 5,5%/năm.

Techcombank áp dụng lãi suất cho khoản tiền gửi dưới 999 tỷ đồng ở mức 5,45%/năm, thấp nhất trong số gần 30 ngân hàng được khảo sát.

Bảng tổng hợp lãi suất ngân hàng tại kỳ hạn 1 năm mới nhất

STT

Ngân hàng

Số tiền gửi

Lãi suất

1

Techcombank

Từ 999 tỷ trở lên

7,80%

2

SCB

-

7,30%

3

HDBank

Từ 300 tỷ trở lên

7,10%

4

MSB

Từ 500 tỷ đồng

7,00%

5

Ngân hàng Bắc Á

-

6,80%

6

MBBank

200 tỷ đồng tới dưới 300 tỷ đồng

6,80%

7

Ngân hàng Việt Á

-

6,60%

8

OceanBank

-

6,55%

9

Kienlongbank

-

6,50%

10

VietBank

-

6,50%

11

Ngân hàng Đông Á

-

6,50%

12

VPBank

Từ 50 tỷ trở lên

6,40%

13

Ngân hàng Bản Việt

-

6,40%

14

Ngân hàng OCB

-

6,30%

15

PVcomBank

-

6,30%

16

VIB

Từ 10 trđ - dưới 300 trđ

6,20%

17

VIB

Từ 300 trđ - dưới 3 tỷ

6,20%

18

VIB

Từ 3 tỷ trở lên

6,20%

19

VPBank

Từ 10 tỷ - dưới 50 tỷ

6,20%

20

SHB

Từ 2 tỷ trở lên

6,20%

21

VPBank

Từ 3 tỷ - dưới 10 tỷ

6,10%

22

SHB

Dưới 2 tỷ

6,10%

23

SeABank

-

6,10%

24

VPBank

Từ 300 trđ - dưới 3 tỷ

6,00%

25

Eximbank

-

5,90%

26

Saigonbank

-

5,90%

27

HDBank

Dưới 300 tỷ

5,85%

28

Sacombank

-

5,80%

29

ABBank

-

5,70%

30

Agribank

-

5,60%

31

VietinBank

-

5,60%

32

BIDV

-

5,60%

33

VPBank

Dưới 300 trđ

5,60%

34

Vietcombank

-

5,50%

35

LienVietPostBank

-

5,50%

36

Techcombank

Dưới 999 tỷ

5,45%

Nguồn: Tổng hợp.

chọn
Đấu giá đất bất thường tại Hà Nội: Cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?
Liên tiếp các phiên đấu giá đất bất thường xảy ra tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu với cơ quan chức năng liên quan trong việc cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?