Theo nhiều tài liệu được lưu truyền, tục thờ Thần tài hay cúng vía Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc và chỉ mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XX.
Trong sách "Phong tục thờ cúng của người Việt", tác giả có nêu lên nguồn gốc của Thần tài như sau:
“Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn thần Tài.
Ngày vía Thần tài, người dân đổ xô đi mua vàng để cầu may. (Ảnh: Người Lao Động). |
Người xưa thờ thần Tài ở xó xỉnh xuất phát từ điển tích: có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyện.
Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trông nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó nhân một ngày tết, vì lí do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện.
Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ".
Để giải thích cho việc người dân chọn ngày 10 tháng Giêng để cúng vía Thần tài, nhiều tài liệu lại dẫn câu truyện về vị Thần tài bị tai nạn.
Cụ thể, câu chuyện kể rằng thần Tài vốn là vị thần cai quản tài lộc ở trên thiên đình. Trong một lần uống rượu, say quá nên thần đã rơi xuống trần gian, va đầu vào hòn đá nằm bất tỉnh và quên hết cả danh tính, lai lịch của mình.
Ngay khi thần hạ thế, mọi người thấy một người ăn mặc quái lạ lại nằm im ở ngoài đường nên tưởng người đó bị điên. Họ bèn lột sạch quần áo, mũ nón của thần đem bán.
Lúc thần tỉnh lại thì không thấy quần áo và cũng chẳng còn nhớ gì. Không có của cải trên người, không thông thạo công việc trần gian, thần bèn trở thành một người ăn xin.
Chủ một cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ ăn thấy người ăn xin tội nghiệp nên đã mời vào ăn.
Người ăn xin (hay Thần tài) ăn rất nhiều và kì lạ thay, từ lúc người ăn xin bước vào thì khách kéo đến nườm nượp. Thấy vậy, chủ cửa hàng này ngày nào cũng mời người ăn xin vào ăn.
Một thời gian sau, khi thấy lượng khách duy trì ổn định, người bán hàng thấy Thần tài chẳng làm gì mà suốt ngày chỉ ăn uống lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách không dám đến ăn và hao phí đồ ăn nên người chủ đã đuổi Thần tài đi.
Quán đối diện thấy vậy, bèn mời Thần tài vào để tiếp đãi thì bỗng dưng tất cả khách hàng ở quán kia lại kéo hết sang quán này ăn.
Có người thấy thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua và tình cờ sao lại mua cho ông đúng bộ quần áo của ông.
Sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì thần nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Từ đó mọi người lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần tài và lập bàn thờ để thờ Thần tài.
Theo phong tục của người miền Nam, để cúng vía Thần tài, người dân thường chuẩn bị:
Theo VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Linh (Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị của Đại học Xây dựng) cho biết, người làm kinh doanh nên làm lễ cúng vía Thần tài ở chính nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa.
Còn người không kinh doanh có thể cúng vía thần tài ở nhà hay đình chùa đều được. Sở dĩ ông có lời khuyên như vậy là vì Thần Thổ địa thờ tại nhà cũng chính là Thần tài của gia đình.
Ngoài ra, không nên đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công bởi cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong". Chính vì thế, mâm cúng Thần tài ở nhà riêng tốt nhất nên đặt trong nhà.
Cứ vào dịp cúng vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), các gia đình, công ty, cửa hàng... có thờ Thần tài đều sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng.
Xem thêm: Văn khấn ngày vía Thần Tài năm Kỷ Hợi 2019 chuẩn nhất để cả năm lộc phát
Cá lóc nướng là cúng phẩm không thể thiếu trên mâm cúng vía Thần tài. (Ảnh: Zing.vn). |
Ngoài những lễ vật quen thuộc là "tam sên", gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, hoa tươi, hoa quả thì cá lóc nướng là món không thể thiếu trong dịp này.
Cá lóc dùng để cúng Thần tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.
Theo báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh đã có lí giải cho việc sử dụng cá lóc nướng để thờ cúng.
Cụ thể, ông Sinh nhận định, "Có thể xuất phát từ việc người ta đồn đại cúng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, nên họ cứ truyền nhau và nó trở nên ngày một phổ biến".
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm "việc người dân đổ xô đi mua cá lóc để cúng ngày thần tài là do thói quen, mê tín”. Và ông không cổ xúy việc cúng cá lóc, bởi đây cũng là một hành động tiếp tay cho sát sinh trong ngày cúng vía Thần tài.
Tất tần tật những điều cần biết về ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng
Hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa, những điều nên làm và không nên làm trong ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng sẽ giúp ... |
Gợi ý mâm cúng ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng trang nghiêm, đầy đủ nhất
Ngày thường, người dân thường dâng cúng Thần tài hoa quả, đồ chay còn ngày vía mùng 10 tháng Giêng, người dân lại chuẩn bị lễ ... |
Valentine trùng ngày vía Thần tài, tặng quà gì cho người ấy để 'vẹn cả đôi đường'?
Nhiều người tin rằng, khi hai ngày lễ Valentine và vía Thần tài trùng nhau, nếu tặng vàng thì cả đôi sẽ cùng phát tài, ... |
Lí giải nguyên nhân người dân đổ xô đi mua vàng ngày vía Thần tài
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày vía Thần tài) là người dân lại đổ xô đi mua vàng để mong công ... |
Tiêu dùng 10:29 | 04/02/2020
Kinh doanh 21:56 | 03/02/2020
Tiêu dùng 17:43 | 03/02/2020
Tiêu dùng 16:34 | 03/02/2020
Tiêu dùng 12:42 | 03/02/2020
Kinh doanh 11:50 | 03/02/2020
Tiêu dùng 11:02 | 03/02/2020
Kinh doanh 10:35 | 03/02/2020