Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa

Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú tại TP Thanh Hóa, quy mô khoảng 39,69 ha.

Ngày 22/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú (nay là phường Quảng Phú), TP Thanh Hóa.

Theo đó, quy mô dự án khoảng 39,69 ha; với tính chất khu dân cư kết hợp trường học, thương mại - dịch vụ tổng hợp, bãi đỗ xe.

Nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - CTCP TASCO. Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án không quá 54 tháng.

Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 2.404,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, GPMB là 151,7 tỷ đồng; chi phí thực hiện dự án là 2.256 tỷ đồng. 

Giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước (độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp theo quy định) là 59,4 tỷ đồng. 

Trước đó, tháng 4/2020, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá đã có thông báo sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú.

Đến tháng 6/2020, Sở Xây dựng đã có quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên. Theo đó, nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển là Liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - CTCP Tasco.

Đến đầu tháng 7/2020, UBND tỉnh này có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Hình thức là chỉ định nhà đầu tư; một giai đoạn, một túi hồ sơ.

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Truyền hình Thanh Hóa).

Về chủ đầu tư, Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy được thành lập vào tháng 4/2019, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, địa chỉ tại quốc lộ 1A, thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa.

Người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1964). Bà Lan hiện nắm giữ 70% vốn điều lệ của công ty, cổ đông còn lại là bà Phạm Thị Trang, nắm 30%.

Còn CTCP Tasco (Mã: HUT) là một trong những doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ đầu tư các dự án BOT, “ông lớn” này còn sở hữu hàng loạt các dự án bất động sản khủng. 

Tasco được thành lập vào cuối năm 2007, trụ sở tại số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

9 tháng đầu năm, Tasco ghi nhận doanh thu tăng 16,9% so với cùng kỳ, lên 625,84 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 146,42 tỷ đồng so với cùng kỳ, âm 89,75 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp ghi nhận lỗ lũy kế lên tới 53,4 tỷ đồng so với đầu năm lãi 80,6 tỷ đồng.

Trong năm 2021, HUT đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là âm 100 tỷ đồng.

Tính tới 30/9/2021, tổng tài sản của Tasco giảm 3,1% so với đầu năm; về 9.842,9 tỷ đồng. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 196,93 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng giảm 3,6% về 5.312,4 tỷ đồng và chiếm 54% tổng nguồn vốn.

Tasco là nhà đầu tư tham gia phát triển nhiều dự án bất động sản quy mô lớn có thể kể đến như Foresa Villa – Khu đô thị sinh thái Xuân Phương rộng 38 ha gồm 813 căn nhà ở thấp tầng, vốn đầu tư 2.850 tỷ đồng; tòa nhà 48 Trần Duy Hưng cao 25 tầng (500 tỷ đồng); dự án nhà ở cho cán bộ nhân viên ngoại giao tại quận Cầu Giấy gồm hai tòa cao 33 – 35 tầng, vốn đầu tư khoảng 2.366 tỷ đồng hay khu đô thị Mỹ Đình – Nam Từ Liêm quy mô 49 ha với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này cũng tham gia thực hiện vào các dự án đầu tư hạ tầng giao thông như tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70 (Hà Nội) hơn 1.500 tỷ đồng; cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Bình (hơn 2.000 tỷ đồng); dự án thu phí tự động không dừng (2.036 tỷ đồng) hay đầu tư tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý – Mỹ Lộc (3.800 tỷ đồng) tại hai tỉnh Nam Định và Hà Nam,...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.