Báo Giao thông dẫn thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, ngày 4/12, Khoa hồi sức chống độc của bệnh viện tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi, phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò) bị hóc thạch rau câu. Theo người nhà bệnh nhi, cháu bé đang ăn thạch thì bị sặc và tím tái toàn thân.
Bé trai nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên giãn, không còn phản xạ thần kinh. Ngày 5/12, bệnh nhi không qua khỏi và được gia đình đưa về lo hậu sự.
Trẻ ăn thạch rau câu rất dễ bị nghẹn tử vong, cha mẹ nên cẩn trọng |
Trước đó, vào ngày 23/7, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, nơi đây cũng đã tiếp nhận trường hợp bé 11 tháng tuổi tử vong do hóc dị vật đường thở là thạch rau câu.
Theo gia đình cho biết, bé đang ăn kẹo rau câu thì bị sặc. Sau đó, bé tím tái toàn thân và được người nhà đưa vào bệnh viện cách 20 phút di chuyển.
Tại BV tuyến trước, bé hôn mê sâu, ngưng tim ngưng thở phải hồi sức tim phổi 30 phút nhưng đồng tử hai bên giãn, không còn phản xạ thần kinh. Theo nguyện vọng gia đình, bé được chuyển lên BV Nhi đồng 2. Tuy nhiên, tình trạng của bé đã quá nặng, không thể cứu chữa.
Trước đó vào tháng 3/2017, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện ghi nhận một trường hợp trẻ tử vong do ngạt thạch rau câu.
Theo lời người nhà báo với bác sĩ, bé đang ăn thạch rau câu nhưng có lẽ do bé mút mạnh nên nguyên miếng thạch rau câu chạy tọt sâu trong cổ họng, khiến mắc nghẹn, gây nghẹt thở. Người nhà đã cố gắng vỗ lưng, ấn ngực để đẩy miếng thạch ra ngoài nhưng không được. Khi đưa đến bệnh viện, bé đã ngưng tim, ngưng thở, tím tái. Trong đường thở của bé còn miếng thạch rau câu bị chắn ngang. Mặc dù, các bác sĩ đã cấp cứu, hồi sức tích cực nhưng không thể cứu được cháu bé.
Trước thông tin nhiều trẻ tử vong do bị nghẹn thạch rau câu, bác sỹ Nguyễn Hùng Mạnh - Trưởng khoa Hồi sức Chống độc cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca hóc dị vật. Những ca này đều rơi vào các cháu nhỏ. Các cháu bị hóc dị vật trong lúc chơi đùa hoặc ăn uống.
Cũng theo các bác sĩ, thời gian vàng để cứu trẻ khi bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 5 đến 10 phút, nếu chậm trễ sẽ vô phương cứu chữa. Trường hợp cứu được cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm quan sát khi trẻ ăn hoặc nuốt đồ chơi.
XEM THÊM
Trẻ tử vong, biến chứng não vì hóc dị vật
Tại Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), từ tháng 9/2017 đến nay, tiếp nhận 17 ca hóc dị vật. Trong ... |
Bệnh viện E 'giải cứu' người phụ nữ hóc dị vật vì tin lời quảng cáo ngậm đá nano chữa bách bệnh
Tin lời quảng cáo loại đá nano có thể chữa bách bệnh, người phụ nữ ở Hà Nội đã bỏ không uống thuốc đặc trị ... |
Em bé 15 tháng suýt chết vì miếng dưa chuột tiện tay của bố
Đang đứng bếp, bố Na tiện tay đưa cho các con miếng dưa chuột ăn để đỡ mè nheo, vài phút sau thấy cả người ... |
Vài giây lơ đãng, trẻ chết, già đau
Dù người lớn hay trẻ nhỏ, chỉ cần lơ đãng rồi nuốt phải dị vật có thể mất mạng nếu không được xử trí kịp ... |
Liên tiếp các vụ tử vong vì hóc dị vật: Phòng ngừa và sơ cứu thế nào cho đúng?
Theo các chuyên gia, khi bị hóc, sặc, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ, ngay lập tức cần được sơ cứu kịp thời. Nếu ... |