Trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Komsomolskaya Pravda, chuyên gia Viktor Baranets đã bình luận về những hậu quả của việc rò rỉ những thông tin mật sau khi bắt giữ nhà khoa học Viktor Kudreavtsev từng làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy trung tâm (thuộc Tập đoàn Roscosmos).
Nhà khoa học 74 tuổi này bị nghi ngờ phản quốc và chuyển giao cho các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hàng loạt tài liệu bí mật, trong đó có những thông tin liên quan tới vũ khí siêu thanh của Nga.
Chuyên gia Viktor Baranets khẳng định rằng, tại thời điểm này chưa cần nói tới tội lỗi của ông Viktor Kudreavtsev, mà cần phải hiểu được tình hình.
Tuy nhiên, hiện tình hình lại không có lợi cho nhà khoa học này, bởi phần lớn các tài liệu được tìm thấy có liên quan tới ông ta.
Và ông ta đã bị biệt giam tại nhà tù Lefortovo. Còn hàng loạt nhân viên của Viện nghiên cứu này hiện cũng bị tình nghi.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Tập đoàn Tên lửa – vũ trụ liên hợp, ông Dmitry Payson bị cáo buộc có liên quan tới nhà khoa học này của Nga đang là nhân chứng.
Bí thư Đà Nẵng lý giải về phiên tòa xử kín Vũ 'nhôm' | |
Xét xử vụ Vũ 'nhôm': Xử kín và sẽ công khai trong phần tuyên án |
Chuyên gia này giải thích rằng, nếu ông Kudreavtsev thực sự đã cung cấp cho NATO thông tin về hệ thống tên lửa của Nga, thì đây có thể đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng.
Nhà khoa học này đảm nhiệm những nhiệm vụ rất nhạy cảm mà theo nghĩa đen có thể làm đảo lộn thế giới hoặc tạo cho Nga có một ưu thế quân sự mạnh mẽ.
Trong nhiều lĩnh vực, người Mỹ khi so sánh với Nga thì còn non trẻ. Nhưng đối với một số lĩnh vực, Moscow đã đi được tới 40 năm.
Cũng có những giải pháp độc đáo về siêu thanh mà có giá trị vô giá khi đứng trên quan điểm về năng lực quốc phòng.
Nước Nga đã đầu tư hàng nghìn tỷ rúp để đưa các dự án từ ý tưởng lên mặt giấy. Do đó, những thiệt hại tiềm năng về hình ảnh, quân sự kỹ thuật và kinh tế có thể là rất lớn.
Để hiểu được người Mỹ và các nước phương Tây thuộc NATO đang chờ đợi gì, cần phải hiểu cụ thể những thông tin nào đã được chuyển giao.
Chỉ khi đó Nga mới hiểu được liệu Mỹ có khả năng đánh chặn được tên lửa siêu thanh của Nga hay không.
Chuyên gia Viktor Baranets cho rằng, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Nếu rất nhiều thông tin về tên lửa và các hệ thống kỹ thuật bị rò rỉ, thì Moscow sẽ gặp các vấn đề với việc ngăn chặn hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Tuy nhiên, những tài liệu công trình này là không hề đơn giản. Vấn đề là ở chỗ, sau khi nhận được những mô hình, sơ đồ, biểu bảng, thống kê của Nga, người Mỹ liệu có khả năng nhanh chóng cải tiến các đặc tính kỹ chiến thuật của các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình trước tên lửa siêu thanh của Nga hay không.
Chẳng hạn như với các hệ thống động cơ đẩy RD-180. Người Mỹ từ lâu đã có trong tay tất cả các dữ liệu kỹ thuật của những động cơ tên lửa tốt nhất trên thế giới, nhưng họ không thể chế tạo được phiên bản tương tự.
Vấn đề lại hoàn toàn khác đối với đường bay theo thuật toán của tên lửa siêu thanh Nga.
Nếu Mỹ tìm hiểu được cách thức bay của tên lửa Nga, thì sớm hay muộn họ sẽ xây dựng một chương trình để đánh chặn các mục tiêu siêu thanh này.
Nhưng điều này rất là phức tạp. Kết luận, chuyên gia Viktor Baranets tin rằng, Washington từ lâu đã tìm kiếm các khả năng để đánh cắp các công trình vũ khí của Moscow.
Mỹ truy tố cựu nhân viên CIA tiết lộ bí mật quốc gia
Cựu nhân viên 29 tuổi bị truy tố về 13 tội danh với tổng hình phạt lên đến 130 năm tù giam. |
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước của Vũ "nhôm" đối diện mức án nào?
Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) vừa bị khởi tố về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước”. Vậy tội ... |
Từ vụ Vũ 'nhôm': Ai có thể bị tội làm lộ bí mật nhà nước?
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và ... |
Pháp luật 23:00 | 21/10/2018
Pháp luật 00:24 | 11/10/2018
Pháp luật 12:03 | 10/10/2018
Pháp luật 09:11 | 10/10/2018
Pháp luật 05:07 | 10/10/2018
Pháp luật 02:44 | 10/10/2018
Thời sự 13:00 | 09/10/2018
Pháp luật 12:15 | 09/10/2018